Tiêu điểm

Việt - Thái thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 25 - 27/6/2013) được xem là chuyến thăm lịch sử, vì đây là chuyến thăm Thái Lan lần thứ hai của Tổng Bí thư Đảng ta đúng 20 năm sau chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1993, và đây cũng là chuyến thăm đánh dấu quan hệ hai nước bước lên một tầm cao mới bằng việc hai bên chính thức thiêt lập quan hệ Đối tác Chiến lược.
Hợp tác chiến lược trên 5 trụ cột chính

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1993, quan hệ chính trị, kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục – đào tạo… giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 8,6 tỷ USD; tính đến ngày 20/02/2013, Thái Lan có 300 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,12 tỷ USD, đứng thứ 10/99 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, cho đến nay Việt Nam có 7 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng vốn đầu tư 11,35 triệu USD. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng là nước có cộng đồng người Việt làm ăn sinh sống khá đông, khoảng 100.000 người, tạo nên cầu nối vững chắc cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trước những thuận lợi đó, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, tại chuyến thăm lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, Thái Lan - Việt Nam với 5 trụ cột chính, bao gồm: quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác xã hội văn hóa, hợp tác khu vực và quốc tế.
 

 Phó Thủ tướng Thái Lan Yokol Limlemthong ra tận
Sân bay Quốc tế Đôn Mường đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Thủ tướng ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra trước giờ hội đàm. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư dự tiệc chiêu đãi của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tổng Bí thư đến thăm Trụ sở Quốc hội Thái Lan. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Somsak Kiatsuranont tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Nikom Waratpanij. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Đảng Dân chủ Thái Lan Abhisit Vejjajiva. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Đảng Vì nước Thái (Phue Thai) Charupon Ruangsuwan. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư thăm Hoàng cung và chùa Phật Ngọc. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư đến đặt hoa tại Tượng đài Vua Rama VII. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bằng Tiến sĩ danh dự ngành Chính trị học của Trường Đại học Thammasat. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Đông đảo các quan chức, giáo sư và sinh viên Trường Đại học Thammasat
đến dự Lễ trao bằng Tiến sỹ danh dự cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Về quan hệ chính trị: Tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao và đối thoại chính trị chiến lược; duy trì mối quan hệ chính trị tốt đẹp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Về hợp tác quốc phòng và an ninh: Tăng cường, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng và an ninh; tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác về lãnh sự; và tái khẳng định cam kết không cho phép bất kỳ một cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ
«
     Mối quan hệ Đối tác Chiến lược này sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam ngày càng gắn bó và bền vững, đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa và du lịch. Đây là một kỷ nguyên mới của mối quan hệ song phương giữa Thái Lan và Việt Nam không ngừng phát triển và đem lại hạnh phúc bền vững cho nhân dân Việt Nam và Thái Lan.
(Thủ tướng Thái Lan
Yingluck Shinawatra)
»
của nước mình thực hiện các hoạt động chống lại nước kia.

Về hợp tác kinh tế: Tăng cường hợp tác về đầu tư, thương mại, năng lượng, viễn thông, công nghệ thông tin và giao thông vận tải; phấn đấu tăng kim ngạch thương mại hai nước hàng năm đạt trên 15 tỷ USD vào năm 2020; tăng cường kết nối giao thông giữa hai nước và với các nước trong khu vực thông qua các mạng lưới giao thông đường bộ hiện có và hành lang kinh tế, đặc biệt là Hành lang kinh tế Đông - Tây, tuyến đường số 8 và tuyến đường số 12.

Về hợp tác xã hội, văn hóa, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm: Thành lập các Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Thái Lan tại một số trường đại học của mỗi nước; tăng cường hợp tác về lao động; nâng cao vai trò của các tổ chức hữu nghị như cộng đồng người Thái Lan tại Việt Nam và người Việt Nam tại Thái Lan cũng như thúc đẩy hợp tác ở các cấp địa phương; và tăng cường giao lưu nhân dân thông qua Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan và Thái Lan - Việt Nam.

Về hợp tác khu vực và quốc tế: Tăng cường các nỗ lực chung nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và trách nhiệm xã hội, phát huy vai trò trung tâm Hiệp hội trong cấu trúc khu vực, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và tăng cường phát triển kinh tế vùng và tiểu vùng, bao gồm cả Diễn đàn Mekong với các đối tác phát triển, thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực Đông Nam Á; phối hợp ủng hộ các ứng cử viên của nhau trong Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Nỗ lực vì hòa bình và phát triển của khu vực

Trong chuyến thăm lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã trao đổi ý kiến cởi mở, thẳng thắn về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng sau hơn 45 năm kể từ ngày thành lập, ASEAN không ngừng trưởng thành, có mức độ gắn kết và liên kết ngày càng tăng cả trong nội khối, và với các nước ngoài khu vực, thể hiện uy tín cao trong đời sống chính trị quốc tế. Tuy nhiên, ASEAN cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức không nhỏ. Vì vậy, Việt Nam, Thái Lan và các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và hợp tác, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí thúc đẩy tham vấn và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khác như ACMECS, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM...

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, bảo đảm cho sự phát triển phồn vinh và lâu dài của khu vực. Theo đó, lãnh đạo hai nước đề nghị các bên liên quan không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN, tiến tới sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông. Hai bên cũng nhất trí tăng cường sự hợp tác nhằm sử dụng và bảo vệ nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển bền vững.
 

Phó Thủ tướng Thái Lan Yokol Limlemthong ra tận Sân bay Quốc tế Đôn Mường
tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trọng rời thủ đô Bangkok đi thăm tỉnh Nakhon Phanom. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN


Tỉnh trưởng tỉnh Nakhon Phanom Anukun Angkanukulchai đón Tổng Bí thư tại sân bay Nakhon Phanom. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Kiều bào ở Nakhon Phanom vui mừng chào đón Tổng Bí thư. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư thăm kiều bào ở Làng hữu nghị Thái - Việt của tỉnh Nakhon Phanom. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư trồng cây lưu niệm tại Làng hữu nghị Thái - Việt. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư thăm Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nakhon Phanom. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư trao tặng số tiền 30 tỉ đồng cho Tỉnh hội Việt kiều Nakhon Phanom
và tỉnh Nakhon Phanom để xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Tổng Bí thư với bà con Việt kiều ở Nakhon Phanom. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Trong thời gian thăm Thái Lan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont; Chủ tịch Thượng viện Nikom Wairatpanij; Lãnh đạo các đảng chính trị Thái Lan; Hội hữu nghị Thái-Việt; gặp các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan; nhận bằng Tiến sỹ danh dự trường Đại học Thammasat; gặp gỡ cộng đồng Việt kiều; thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa tại Thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhon Phanom.
 
 Bài: VNP - Ảnh: TTXVN

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top