Đời sống Việt

TP.HCM: Siêu thị hạnh phúc 0 đồng – món quà của tình người

Gần đây tại chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Ngĩa, quận 3, Tp.HCM), “Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” đã khai trương và đi vào hoạt động, nhằm phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, lao động bị mất việc do dịch Covid – 19.
Đến đây, người dân ngồi xếp hàng cách nhau 2m, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và xuất trình thẻ căn cước, chứng nhận hộ nghèo, lao động mất việc làm.... Sau đó, chọn các sản phẩm cần thiết gồm có gạo, mỳ tôm, nước tương, trứng gà, đường…, đảm bảo tổng giá trị các mặt hàng vừa đủ 100.000 đồng/ người. 

Bà Nguyễn Thị Thu ngụ tại khu vườn chuối, quận 3, người bán vé số xúc động chia sẻ: “Khi đến nơi được các nhân viên hỗ trợ xếp hàng và phụ giúp lấy nhu yếu phẩm, tôi thật sự xúc động, xin cảm ơn đến nhà chùa, Ban tổ chức, các mạnh thường quân đã tiếp tế, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn, lao động thất nghiệp để yên tâm ở nhà chống dịch”.

Theo Đại đức Thích Giác Thọ kiêm Ban tổ chức từ thiện tại chùa Vĩnh Nghiêm cho biết: “Nhằm chung tay phòng chống dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đời sống kinh tế của nhiều gia đình, thấu hiểu nỗi khó khăn, với tấm lòng từ bi của nhà Phật, Chùa Vĩnh Nghiêm đã kết hợp cùng Ủy ban MTTQVN và Tập đoàn Apec, các nhà mạnh thường quân khác xây dựng siêu thị 0 đồng."


Với câu khẩu hiệu quen thuộc: "Nếu bạn khó khăn, hãy lấy những gì mình cần", siêu thị được mở cửa từ 8h-17h các ngày trong tuần tại chùa Vĩnh Nghiêm.


Mọi người đến siêu thị ngồi xếp hàng giãn cách nhau ... 

...và phải mang theo thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận có hoàn cảnh khó khăn của chính quyền địa phương.


“Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” có 3 gian hàng chính.


Các mặt hàng chủ yếu là lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày.


Tình nguyện viên là các tăng ni, phật tử tại chùa Vĩnh Ngiêm.


Các tình nguyện viên luôn nhiệt tình, chu đáo.


Băng rôn, khẩu hiệu chung tay giúp sức những hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch tại “siêu thị hạnh phúc 0 đồng”.


Gian hàng sách dành cho trẻ nhỏ.


Gạo được đóng gói cẩn thận với khối lượng là 3kg/ túi.


Các nhu yếu phẩm như tương, dầu ăn, nước mắm… được bày bán tại "siêu thị hạnh phúc 0 đồng".


Nhiều mạnh thường quân tự nguyện đóng góp bằng hiện vật, đó là những mặt hàng thực phẩm chủ yếu phục vụ đời sống hàng ngày như gạo, dầu ăn, tương…


Thực phẩm được các tình nguyện viên chuẩn bị trước giờ mở cửa siêu thị.


 Tình nguyện viên sắp xếp lại các gian hàng để phục vụ người dân.


Niềm vui, hạnh phúc của tình nguyện viên, Ban tổ chức khi được chung tay góp sức giúp đỡ cộng đồng trong mùa dịch.

Với sự tiếp đón ân cần và chu đáo của các tình nguyện viên, cụ Nguyễn Thị Hương 67 tuổi, ngụ tại quận 10, có cảm giác như một khách hàng thật sự khi đến “siêu thị hạnh phúc 0 đồng” mua sắm, không có cảm giác đón nhận sự thương hại mà là sẻ chia những tấm lòng nhân ái chung tay với cộng đồng để giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn.

Siêu thị gồm 3 gian hàng chính: gian hàng lương thực, thực phẩm, gian hàng quần áo và gian hàng sách truyện. Siêu thị mở cửa buổi sáng từ 8h30 đến 11h30, buổi chiều 13h30 đến 17h các ngày trong tuần với khẩu hiệu: “Nếu bạn khó khăn, hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin nhường người khó khăn hơn”.

Được biết, siêu thị cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Riêng với chương trình sách truyện 0 đồng sẽ mở cửa mỗi thứ 7 hàng tuần, với tên gọi “bánh mỳ kẹp sách”. Khách hàng đến mượn sách và đổi lại sách cũ lần trước sẽ được nhận thêm các loại bánh mỳ.

“Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” là món quà nhân ái, ý nghĩa của cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại Ban tổ chức đã mở được 18 “Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” ở các tỉnh thành trên cả nước./.

 
Bài và ảnh: Thông Hải

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.

Top