Tin tức

Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu rau, củ, trái cây và sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Sáng ngày 6/3/2023 (tại Hà Nội), Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu rau, củ, trái cây và sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

 

  Các đại biểu tham quan các gian hàng được trưng bày tại hội thảo.  

Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nhưng với nhiều tiềm năng, lợi thế Thành phố Hà Nội có quy mô sản xuất nông nghiệp  đứng tốp đầu cả nước. Với sản lượng năm 2022 trên 737 nghìn tấn rau, củ; trên 1 triệu tấn lương thực; đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm đạt 40 triệu con (đứng đầu cả nước)....

  Các sản phẩm rau, củ , quả đạt chứng nhận OCOP được bày bán tại chương trình.  
Số lượng sản phẩm OCOP của Thành phố chiếm khoảng 18% sản phẩm OCOP của cả nước, với 1.649 sản phẩm OCOP, trong đó có 20 sản phẩm tiềm năng 5 sao xuất khẩu, 1098 sản phẩm đạt 4 sao, 534 sản phẩm đạt 3 sao, trong đó có 1.071 các sản phẩm thực phẩm được công nhận OCOP.Trong những năm qua, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nhằm tạo nguồn nguyên liệu có sản lượng lớn nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với 35 vùng lúa, 104 vùng rau, 56 vùng cây ăn quả, 66 vùng nuôi trồng thủy sản, 162 vùng chăn nuôi trọng điểm, tập trung.
  Rau, củ , quả đạt chứng nhận OCOP được bày bán tại chương trình.  

Thành phố Hà Nội đã được cấp 16 mã số vùng trồng cây ăn quả và 04 cơ sở đóng gói với công suất từ 30-50 tấn/ngày/cơ sở để phục vụ xuất khẩu, trong đó 08 mã số cấp cho vùng trồng chuối và 08 mã số cấp cho vùng trồng nhãn. Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu như trên 7.000 ha lúa Japonica; 3.200 ha chuối tiêu hồng; trên 5.000 ha rau an toàn; 100 ha rau hữu cơ và nhiều sản phẩm chế biến có tiềm năng xuất khẩu….Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có trên 70 nghìn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có trên 1.700 cơ sở chế biến sâu nông sản thực phẩm, với trên 250 doanh nghiệp, sản phẩm nông sản được chế biến sâu với chủng loại phong phú, đa dạng. trong đó đa số các doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đặt nhà máy tại Hà Nội và tại các tỉnh, thu mua nguyên liệu các tỉnh, thành phố để đóng gói, xuất khẩu.

  Các sản phẩm rau, củ , quả đạt chứng nhận OCOP.  

Theo số liệu của Cục thống kê, trong năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Hà Nội đạt gần 1,75 tỷ USD, trong đó hàng nông sản thực phẩm đạt 871 triệu USD, tăng 12,2%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 883 triệu USD, tăng 17,5%.Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giải đoạn 2021-2025” để làm cơ sở triển khai các kế hoạch trọng tâm, nâng cao chất lượng sản phẩm, quy mô các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố theo chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tieu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. 

  Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu rau, củ, trái cây và sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản trên Hà Nội”.  

Tiếp tục trong chuỗi hoạt động tăng cường các giải pháp kết nối, xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch của Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về tiềm năng thị trường, hướng dẫn đăng ký mã số vùng sản xuất; giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản… nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội.Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX nắm bắt các thông tin, quy định để kịp thời thay đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của các nước. Góp phần phát triển kinh tế xã hội, phục hồi kinh tế sau Đại dịch Covid-19.

  Ông Lê Xuân Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Hà Nội trình bày tham luận tại hội thảo. 

  Bên cạnh đó các đại biểu tham dự hội thảo đã có nhiều tham luận, ý kiến thiết thực, giá trị để Ban tổ chức tổng hợp làm cơ sở để có những quyết sách thiết thực, hiệu quả góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản trong thời gian sắp tới./.               

                       Thực hiện: Trần Thanh Giang / Báo ảnh Việt Nam

UNESCO đồng hành với Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản

UNESCO đồng hành với Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản

Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Top