Xúc động phút tưởng nhớ liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

Trong chuyến thăm, chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 quân và dân tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác Vùng 4 Hải quân đã tổ chức Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Gạc Ma.

Trên boong tàu, Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Gạc Ma diễn ra trong không khí nghiêm trang, xúc động. Công tác tổ chức buổi lễ, làm vòng hoa, cánh hoa, gấp 1.000 cánh hạc giấy đã được các chiến sĩ và thành viên trên tàu chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó.

Đại diện cho đoàn công tác, Trung tá Bùi Văn Quê, Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân Phó đoàn công tác đọc diễn văn tưởng niệm với tâm trạng xúc động, tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Bài diễn văn không quên nhắc lại lịch sử bi hùng của 64 anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương cách đây hơn 35 năm (tháng 3/1988); cùng với đó là nhấn mạnh sự quyết tâm, đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, xây dựng các điểm đảo giàu về kinh tế, mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống và đẹp về cảnh quan môi trường đến từ các thế hệ quân và dân trên quần đảo Trường Sa hôm nay và mai sau. 

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác xúc động phát biểu: “Trong niềm xúc động, nhớ thương vô hạn, chúng tôi nguyện tiếp bước, noi gương các Anh hùng liệt sĩ đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm; quyết đem hết sức mình bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ”./.

Bài: Sơn Nghĩa ; Ảnh: Sơn Nghĩa - Nguyễn Phụng

Chùa Mét - ngôi cổ tự trên đất học Cổ Am

Chùa Mét - ngôi cổ tự trên "đất học" Cổ Am

Toạ lạc trên địa bàn xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Chùa Mét được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI bởi tướng quân Trần Khắc Trang. Ngôi chùa này từng là nơi tu hành của nhiều nhà sư nổi tiếng (trong đó có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) nên được coi là một trường học Phật giáo, một trung tâm văn hóa của vùng Cổ Am./.

Top