Văn hóa

VCCI-IPP2: Thúc đẩy mạng lưới khởi nghiệp

Tháng 6/2016, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã bắt đầu hợp tác cùng Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, giai đoạn 2 (IPP2). Đây là một Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan, với dự án có tên là “Nâng cao năng lực hệ sinh thái khởi nghiệp doanh nghiệp (VCCI - IPP2)”.
Dự án là sự hợp tác của 3 đơn vị: Viện tin học doanh nghiệp (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam),Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 Hiện VCCI đã trở thành đối tác thứ 131 của Mạng lưới Khởi nghiệp GEN toàn cầu. Việt Nam cũng được đánh giá là nước đứng thứ 3 trong danh sách những quốc gia tốt nhất thế giới nên đầu tư. 

Cơ quan chủ quản của IPP là Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến năm 2018 với ngân sách 11 triệu euro hướng tới mục tiêu chính là củng cố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam.

Với tinh thần hỗ trợ khởi nghiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đã dành một chương cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Các hoạt động khởi nghiệp được đưa vào và hình thành quy định cụ thể.



Các giám đốc khởi nghiệp trẻ đang trao đổi về các mô hình khởi nghiệp tại IPP2. Ảnh: Việt Cường


Tại IPP2, các thành viên tham dự sẽ được chia thành các nhóm
để thảo luận và đưa ra giải pháp cho một mô hình khởi nghiệp của nhóm. Ảnh: Việt Cường





Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và lãnh đạo lãnh sự quán Hà Lan
chụp ảnh lưu niệm với các bạn trẻ tham dự IPP 2. Ảnh: Việt Cường


Nhìn lại năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá đã có nhiều đổi mới sáng tạo, cơ sở ươm tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh... tăng cả số lượng và chất lượng. Đây được coi là năm khởi nghiệp của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như: Lozi (Mạng xã hội về ẩm thực, mua bán đồ thời trang và điện tử); Beeketing với giải pháp marketing online; Hệ thống đặt phòng trực tuyến Vntrip.vn...


Giới trẻ là những người được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho các dự án và chương trình khởi nghiệp Việt Nam. Ảnh: Việt Cường


Giới trẻ tham khảo những mô hình khởi nghiệp đã bước đầu thành công. Ảnh: Việt Cường


Các giám đốc khởi nghiệp trẻ trao đổi về các mô hình khởi nghiệp tại IPP2. Ảnh: Việt Cường


Tại IPP2, giới trẻ Việt Nam được giao lưu với giới trẻ Hà Lan về vấn đề khởi nghiệp. Ảnh: Việt Cường

Dự kiến trong 2 năm 2016 – 2017, Đề án sẽ thiết lập và vận hành 02 Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Tổ chức thành công sự kiện Ngày hội khởi nghiệp Techfest 2016 và 2017 quy mô quốc tế và ít nhất 03 sự kiện khởi nghiệp cấp địa phương.

Theo đó, Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.




Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Việt Nam Nguyễn Quân  trao đổi với lãnh sự quán Ấn Độ
về hợp tác giữa hai quốc gia trong vấn đề khởi nghiệp (năm 2012). Ảnh tư liệu Đề án 844


Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Việt Nam Nguyễn Quân (áo trắng)
nhận quà lưu niệm là tạp chí về những doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công của Ấn Độ. Ảnh tư liệu Đề án 844

Bên canh đó, tháng 3/2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ra mắt Mạng lưới khởi nghiệp GEN Việt Nam với gần 60 tổ chức, đơn vị đăng ký tham gia là thành viên. Việc ra đời mạng lưới GEN Việt Nam nhằm mục đích kết nối các tổ chức xúc tiến khởi nghiệp ở Việt Nam với mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu.

Các thành viên của Mạng lưới sẽ được tham gia vào các sự kiện của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu- được kết nối với các Hiệp hội, thành viên của Mạng lưới trên toàn cầu. Mạng lưới khởi nghiệp Việt Nam được thành lập trên cơ sở để kết nối với toàn cầu và là nơi chia sẻ nhiều ý tưởng, kinh nghiệm khởi nghiệp, từ đó có thể đưa ra những sáng kiến của mình từ đó để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển./.


Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường & Tư liệu


Top