Tiêu điểm

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia đi vào chiều sâu và bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị tới Lào (từ ngày24-25/02/2019) và thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia (từ ngày 25-26/02/2019) góp phần vun đắp mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương đi vào chiều sâu, bền vững.

Không ngừng vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chuyến thăm nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước.

Những năm qua, quan hệ Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Đến tháng 12/2018, Việt Nam có 409 dự án đầu tư sang Lào, với tổng số vốn đầu tư 4,1 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực thủy điện, khai mỏ, vận tải, trồng cây công nghiệp và dịch vụ. Một số dự án lớn đã hoàn thành tiếp tục được vận hành khai thác tốt như: Thủy điện Xê-ca-mản 1; khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn; Crown Plaza; Dự án của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel…

Hai bên tích cực triển khai Hiệp định thương mại song phương mới, Hiệp định thương mại Biên giới, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định quá cảnh hàng hóa Việt Nam – Lào; triển khai cơ chế “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Densavanh, tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ, hội thảo; ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định quá cảnh hàng hóa Việt Nam – Lào.

 


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Lào tại Lễ đón chính thức. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Hai vị nguyên thủ chứng kiến Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về hợp tác tài chính. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Hai vị nguyên thủ chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào
về xây dựng và triển khai tuyến đường sắtVũng Áng- Vientiane. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith nâng cốc chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
tại tiệc chiêu đãi trọng thể. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến thăm công trình xây dựng Nhà Quốc hội Lào.
Đây là công trình quà tặng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Lào. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Saysomphone Phomvihane. Ảnh: Trí Dũng-TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh chung với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện cộng đồng, lưu học sinh
và doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 1 tỷ USD. Những mặt hàng chính Lào xuất khẩu sang Việt Nam là nước uống, các sản phẩm gỗ và khoáng sản, các sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê, ngô, khoai mì, gạo, gia súc. Các mặt hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam tập trung vào các nhóm chính như dầu khí, phân bón, thép, máy móc, thiết bị điện, vật liệu xây dựng và phụ tùng.

Thực hiện Bản ghi nhớ về chiến lược hợp tác giao thông vận tải Việt Nam – Lào, Bộ Giao thông Vận tải hai nước đã ký Thỏa thuận về Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020). Hai bên đẩy mạnh triển khai các dự án kết nối về giao thông vận tải trong khuôn khổ hợp tác song phương và tiểu vùng; tiếp tục phối hợp triển khai các dự án quan trọng mang tính chiến lược, trong đó có hai dự án lớn: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn dài khoảng 725Km; tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ - Thà khẹc - Viêng Chăn...

Hai Bộ Giao thông đã ký bản ghi nhớ về phát triển bến cảng 1, 2, 3 cảng Vũng Áng; thống nhất đổi tên Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt - Lào thành Công ty cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt, ký Hiệp định hợp tác và phát triển cảng Vũng Áng (bến 1, 2, 3); thúc đẩy hoàn thành dự án xây dựng sân bay Nỏng-khạng tại tỉnh Hủa-phăn theo đúng tiến độ đã cam kết vào cuối năm 2019.

Năm 2018, Việt Nam tiếp tục dành 1.271 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào. Đến nay, 14.686 lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam và 260 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào. Việt Nam đã mở 24 lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho 497 cán bộ quản lý, nghiệp vụ các cấp của Lào trên các lĩnh vực.

Diễn ra vào năm bản lề Việt Nam và Lào triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn khẳng định sự ủng hộ toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào, nhất là việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội X của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

 

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào chiều sâu và bền vững

Chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với Campuchia đi vào chiều sâu, ổn định bền vững.

Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Campuchia phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Việt Nam hiện có 210 dự án đầu tư ở Campuchia với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, đứng trong tốp 5 nước có đầu tư lớn nhất ở Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông - công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến - chế tạo, kinh doanh thương mại, y tế... 

Năm 2018, Việt Nam có 8 dự án được cấp mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 33,8 triệu USD. Campuchia có 19 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng vốn là 63,42 triệu USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh thương mại.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 4,68 tỷ USD năm 2018, tăng hơn 23,76% so với năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 3,74 tỷ USD, tăng 34,98%; nhập khẩu đạt khoảng 963 triệu USD, giảm 6,46% so với năm 2017. Kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước kỳ vọng sớm đạt và vượt mục tiêu 5 tỷ USD trước năm 2020.
 


Đông đảo đại biểu, nhân dân thủ đô 
Phnom Penh đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quốc tế Pochentong. 
Ảnh: Minh Hưng - P/v TTXVN tại Campuchia



Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni nồng nhiệt đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni mở quốc yến chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni nâng cốc chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại quốc yến.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen.
Ảnh: Trí Dũng– TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen.
Ảnh: Trí Dũng– TTXVN



Hai vị nguyên thủ chứng kiến Lễ ký Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước.
Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Hai vị nguyên thủ chứng kiến Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Campuchia
về khoản viện trợ xây dựng nhà làm việc của Ban Thư ký Quốc hội Campuchia. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Vua sư Tep Vong 
tại Chùa Unalom ở Thủ đô Phnom Penh. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Việt Nam là nước có du khách đến Campuchia lớn thứ hai, tháng 10/2018 đã có khoảng 500.000 lượt khách du lịch Việt Nam thăm Campuchia. Ở chiều ngược lại, năm 2017 khách Campuchia đến Việt Nam đạt 222.000 lượt.

Hàng năm, Việt Nam đã dành cho Campuchia hàng trăm suất học bổng đào tạo dài hạn và ngắn hạn, trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Campuchia cũng dành cho Việt Nam 35 suất học bổng, bao gồm 15 học bổng đại học và sau đại học, 20 học bổng ngắn hạn đào tạo ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Ngoài ra, hai bên đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề thông qua việc tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Về hợp tác về nông - lâm - ngư nghiệp, hai bên đã tập trung hợp tác tốt trong một số ngành trọng yếu như hợp tác phát triển lương thực, trồng cây công nghiệp, quy hoạch và bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm dịch động thực vật…

Hai bên đã hợp tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các tuyến đường hàng không, giao thông đường thủy, phối hợp nâng cấp và xây dựng một số tuyến giao thông bộ nối liền hai nước, tạo thuận lợi cho việc xuất - nhập cảnh hàng hóa, giao lưu qua lại giữa hai bên. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải 2018-2025, tầm nhìn đến 2030, nhằm thiết thực góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và kết nối hai nền kinh tế.

Việt Nam và Campuchia đang tích cực triển khai dự án kết nối hệ thống điện giữa hai nước; đồng thời duy trì hợp tác nghiên cứu thăm dò, khai thác khoáng sản.

Trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Campuchia lần này, là dịp quan trọng để hai bên trao đổi các định hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới./.
 
Bài VNP tổng hợp - Ảnh: TTXVN

Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Phát huy truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 – 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ gìn và phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng, không ngừng phát triển về mọi mặt, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Top