RCEP: Lực đẩy mới cho tăng trưởng xuất khẩu ASEAN

Asean

RCEP: Lực đẩy mới cho tăng trưởng xuất khẩu ASEAN

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào thực thi từ đầu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy mới, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư của Việt Nam với ASEAN và 5 đối tác ngoài ASEAN là Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội xuất khẩu mới, đón đà phục hồi kinh tế.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào thực thi từ đầu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy mới, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư của Việt Nam với ASEAN và 5 đối tác ngoài ASEAN là Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội xuất khẩu mới, đón đà phục hồi kinh tế.

Sau khi có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết, Hiệp định RCEP đãtạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Do vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Sau hàng chục vòng đàm phán và thảo luận kéo dài 8 năm, hiệp định được ký ngày 15/11/2020 tại Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ 4 do Việt Nam, nước Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì. RCEP có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2022.

 

Trải qua thời gian tám năm, 31 vòng đàm phán, 15 cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại và 19 vòng đàm phán cấp bộ trưởng, cuối cùng các nước đã đạt được thỏa thuận RCEP. Đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do đơn thuần mà còn thực sự là một thỏa thuận toàn diện. RCEP dựa trên “kiềng ba chân” gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử, được cụ thể hóa bằng một văn kiện dài hơn 14.000 trang với 20 chương, cùng với các phụ lục và lịch trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tại Công ty Nissei Electric Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung). Ảnh: Thành Chung - TTXVN

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

 

Về kinh tế, RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực trong khu vực, thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại và tự do hóa đầu tư, nâng cao trình độ hội nhập kinh tế. RCEP còn thúc đẩy việc khôi phục kinh tế, cũng như sự thịnh vượng lâu dài của khu vực. RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô người tiêu dùng chiếm khoảng 30% dân số thế giới, mang lại thêm 209 tỷ USD hằng năm trong doanh thu toàn cầu và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.

 
Trong 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là thành viên RCEP, tổng GDP thực tế của những nước này chiếm gần 30% GDP thế giới. Mặc dù trong thập niên qua, quá trình tự do hóa thuế quan đã đạt được tiến bộ đáng kể đối với 15 thành viên RCEP, thông qua một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp, nhưng RCEP vẫn sẽ tiếp tục giảm bớt các hàng rào thuế quan.
 

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử..., tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.../.

Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm, đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên.

 
  • Bài:  Phong Thu
  • Ảnh: TTXVN, AP, AFP

 

Bài: Phong Thu - Ảnh: TTXVN

Quản lý bền vững nguồn nước Mekong - Lan Thương

Quản lý bền vững nguồn nước Mekong - Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mekong hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Trong đó, bảo vệ nguồn nước sông Mekong luôn được đặt lên hàng đầu, bởi nó có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đối với nền nông nghiệp của khu vực này.

Top