Cuộc chiến đã lùi xa 36 năm nhưng có một nỗi đau vẫn âm thầm đeo đẳng và để lại những hệ lụy bi thương cho nhiều thế hệ người Việt, đó chính là nỗi đau phơi nhiễm chất da cam/dioxin, một loại chất kịch độc do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây.
Chất độc da cam/dioxin và thực tế lịch sử
50 năm trước, ngày 10/8/1961, “trận mưa hóa chất” đầu tiên đã trút xuống làng Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), mở màn cho chiến dịch “Bàn tay dài” (Ranch Hand) của không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhằm khai quang những vùng rừng rậm hòng xóa bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội miền Bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền Nam. Và trong vòng 10 năm (1961 - 1971), khoảng 80 triệu lít các chất độc hoá học, trong đó có khoảng 366kg chất dioxin (chỉ cần 1gr chất dioxin đã có thể giết chết hàng triệu người) tiếp tục được rải xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam.
50 năm trước, ngày 10/8/1961, “trận mưa hóa chất” đầu tiên đã trút xuống làng Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), mở màn cho chiến dịch “Bàn tay dài” (Ranch Hand) của không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhằm khai quang những vùng rừng rậm hòng xóa bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội miền Bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền Nam. Và trong vòng 10 năm (1961 - 1971), khoảng 80 triệu lít các chất độc hoá học, trong đó có khoảng 366kg chất dioxin (chỉ cần 1gr chất dioxin đã có thể giết chết hàng triệu người) tiếp tục được rải xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam.
![]() Máy bay của Mỹ rải chất da cam trên vùng trời Việt Nam. Ảnh: Tư liệu bảo tàng. ![]() Các thùng chứa chất độc hoá học của quân đội Mỹ tại sân bay quân sự Đà Nẵng. Ảnh: Tư liệu bảo tàng. ![]() Rừng đước Cà Mau chết rụi do quân đội Mỹ rải chất độc da cam/dioxin. Ảnh: Tư liệu bảo tàng. |
|
Theo tài liệu của Viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Cục Quân sự Hoa Kỳ, tổng số vụ rải chất độc của Mỹ lên tới 8.532 vụ và 25.585 thôn, ấp bị chọn để phun rải trực tiếp chất độc hoá học (con số này có thể còn thấp hơn thực tế) với trên 2,6 triệu ha đất và rừng bị ảnh hưởng. Khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc dioxin và đến nay hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời, hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam/dioxin.
Trước đó, vào năm 1941, Giáo sư Krauss, Trưởng khoa Sinh vật - Trường Đại học Chicago, trong một thí nghiệm đã tình cờ phát hiện ra những loại hormone có khả năng làm ngừng trệ sự tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là chất 2,4D, khi phun lên cây, nó sẽ làm trụi lá trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ, rồi sau đó cây sẽ chết. Đến năm 1950, những nhà nghiên cứu ở Bộ Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất 2,4D với chất 2,4,5T để cho ra một chất diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn, đó chính là dioxin, với công thức hoá học là 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã liệt dioxin vào nhóm PBT (Persistent, Bio-accumulation, Toxic - nhóm hoá chất độc hại và bền bỉ) vì nó tồn tại rất lâu trong đất và nước. Đơn vị đo tác hại của dioxin trên cơ thể con người được tính bằng ppt (picrogram - phần tỉ của miligram) và một người khoẻ mạnh, chỉ cần nhiễm vài ppt là đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận.
Cuộc hành trình da cam sau nửa thế kỉ
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có văn bản giao Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động kỉ niệm 50 năm thảm họa chất da cam tại Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2011). Nhân dịp này, chúng tôi đã tìm về những “điểm nóng” da cam, nơi có tỉ lệ nhiễm dioxin cao gấp 100 đến 150 lần so với các khu vực khác, để gặp gỡ những số phận, những nỗi đau đang tồn tại sau nửa thế kỉ.
Trước đó, vào năm 1941, Giáo sư Krauss, Trưởng khoa Sinh vật - Trường Đại học Chicago, trong một thí nghiệm đã tình cờ phát hiện ra những loại hormone có khả năng làm ngừng trệ sự tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là chất 2,4D, khi phun lên cây, nó sẽ làm trụi lá trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ, rồi sau đó cây sẽ chết. Đến năm 1950, những nhà nghiên cứu ở Bộ Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất 2,4D với chất 2,4,5T để cho ra một chất diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn, đó chính là dioxin, với công thức hoá học là 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã liệt dioxin vào nhóm PBT (Persistent, Bio-accumulation, Toxic - nhóm hoá chất độc hại và bền bỉ) vì nó tồn tại rất lâu trong đất và nước. Đơn vị đo tác hại của dioxin trên cơ thể con người được tính bằng ppt (picrogram - phần tỉ của miligram) và một người khoẻ mạnh, chỉ cần nhiễm vài ppt là đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận.
Cuộc hành trình da cam sau nửa thế kỉ
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có văn bản giao Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động kỉ niệm 50 năm thảm họa chất da cam tại Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2011). Nhân dịp này, chúng tôi đã tìm về những “điểm nóng” da cam, nơi có tỉ lệ nhiễm dioxin cao gấp 100 đến 150 lần so với các khu vực khác, để gặp gỡ những số phận, những nỗi đau đang tồn tại sau nửa thế kỉ.
![]() Một đứa bé người Việt bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: Hoàng Hà. ![]() Thảm hoạ chất da cam/dioxin đã để lại những gánh nặng cho xã hội Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà. ![]() Nỗi đau của bà mẹ có con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: Hoàng Hà. ![]() Thung lũng A Lưới - một trong 28 điểm nóng da cam của cả nước. Ảnh: Lê Minh. ![]() GS. Phùng Tửu Bôi giới thiệu những vùng đất của tỉnh Thừa Thiên - Huế từng bị quân đội Mỹ rải chất độc hóa học. Ảnh: Lê Minh. ![]() Ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, đồng trưởng Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về vấn đề chất độc da cam/dioxin, trao quà cho chị Kăn Ven ở A Lưới - Huế, người có hoàn cảnh rất khó khăn vì chồng mất, cả 3 con đều là nạn nhân da cam. Ảnh: Lê Minh. ![]() Một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ do nhiễm chất độc da cam/dioxin đang chơi cờ. Ảnh: Hoàng Hà. ![]() Phục hồi chức năng cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: Hoàng Hà. ![]() Chị Barbora Sollerova, sinh viên đến từ Anh, tình nguyện chăm sóc các cháu bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Làng Hòa Bình - Bệnh viện Từ Dũ Tp.HCM. Ảnh: Lê Minh. ![]() Linh mục Phan Khắc Từ (Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thiên Phước) và các cháu bị nhiễm chất độc da cam/dioxin được nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thiên Phước. Ảnh: Lê Minh. |
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi có sân bay Asho nằm bên đường mòn Hồ Chí Minh, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề chất da cam/dioxin, vì đây là nơi đậu máy bay và thau rửa chất dioxin của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sau gần nửa ngày trời vượt qua các đèo Tà Lung, Mỏ Quạ, đổ dốc đỉnh A Co, xã Đông Sơn - khu vực được mệnh danh “vùng đất chết” hay “rốn da cam” hiện ra trước mắt chúng tôi là một thung lũng mênh mông, bằng phẳng nhưng không hề có một bóng cây to, hay màu xanh của núi rừng. Ông Hồ Quang Nghinh - Chủ tịch xã cho biết, Đông Sơn hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số, riêng dân tộc Pa Kô chiếm 80%, còn lại là Tà Ôi, Cơ Tu và Kinh. Toàn xã hiện có 61 người bị tàn tật: điếc, bại não, thần kinh, liệt tay chân… do liên quan đến dioxin, trong đó có 26 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống.
Cách đó không xa, sân bay Asho rộng khoảng 5,6ha càng trở nên khô cháy hơn trong cái nóng bởi những luồng gió nóng đang thổi về từ phía bên kia của dãy Trường Sơn. Sân bay này mặc dù bị bỏ hoang hơn 30 năm nay nhưng nồng độ chất độc dioxin trong đất vẫn còn rất cao, khoảng 897 ppt, tức gần gấp 3 lần mức tiêu chuẩn nhiễm độc nặng. Người dân sống quanh đây đều có nồng độ dioxin trong máu cao gấp 15 lần so với người bình thường. Cây cối chỉ trồng được vài ngày rồi chết nên nhiều người gọi nơi đây là vùng đất có mùa trồng trọt ngắn nhất Việt Nam.
Đến A Lưới từ năm 1975, GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (Hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp Việt Nam), một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về tổn hại sinh thái do chiến tranh, cho biết: “Cuộc sống của bà con dân tộc ở đây luôn gắn liền với tự nhiên nên phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi vùng đất họ sinh sống bị nhiễm độc nặng nề”. Bất chấp nguy hiểm, bà con vẫn phải mò mẫm vào tận khu vực có chất da cam để kiếm con tôm, con cá từ các hố bom và kiếm tìm phế liệu chiến tranh để mưu sinh. Chứng kiến cảnh người dân phải sống chung với “tử thần”, năm 2005, GS Phùng Tửu Bôi đã tạo ra công trình hàng rào cây bồ kết để cô lập khu vực nhiễm nặng dioxin nhằm hạn chế người dân vào khu vực nguy hiểm.
Từ huyện A Lưới, chúng tôi trở lại huyện Bù Gia Mập (huyện Phước Long cũ), tỉnh Bình Phước, là nơi chịu số vụ rải chất độc của Mỹ nhiều nhất - 704 vụ. Ông Hồ Viết Trung, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh kiêm phụ trách công tác nạn nhân chất độc da cam xã Long Bình cho biết, từ năm 2005 đến nay, khu vực thôn 3, thôn 4 có khoảng hơn chục người tử vong vì ung thư. Trước đó 2 ngày, Phó Chủ tịch xã Hoàng Trọng Lịu (59 tuổi) cũng tử vong do ung thư dạ dày. Ông Trung kể lại, năm 1983, trong quá trình khai hoang, người ta phát hiện ở khu vực này có chôn rất nhiều thùng phuy chứa chất độc da cam/dioxin.
Trường hợp vợ chồng ông Lê Bá Phán và bà Nguyễn Thị Chọn ở thôn Phú Tân, xã Phú Riềng lại là một nỗi đau khác. Ông Phán bị nhiễm chất da cam trong thời gian chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Cả 5 đứa con do ông bà sinh ra đều không bình thường: đứa thì bị điếc, chậm phát triển trí tuệ, đứa thì nằm liệt một chỗ, đứa bị bệnh tim… Đã ngoài 60 nhưng khi lên rẫy, ông bà vẫn phải đưa các con đi theo để vừa làm vừa trông nom, chăm sóc chúng.
Hiện Bình Phước điều tra được số người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin là 2.786 người, tuy vậy số người được hưởng chế độ mới chỉ là 700 người. Ở các vùng nhiễm da cam khác như huyện Củ Chi (Tp.HCM), huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum)… nhiều nạn nhân cũng chưa được hưởng chế độ, hay nhiều người có biểu hiện của chất độc da cam vẫn chưa được xác định cụ thể nguyên nhân. Và đó luôn là gánh nặng của mỗi gia đình, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, vốn là những nơi bị nhiễm chất độc nặng nhất.
Tình thương và trách nhiệm
Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam cùng Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin vừa triển khai chương trình hành động trong 10 năm tới (2011 - 2020) về việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam gồm những biện pháp làm sạch đất bị ô nhiễm dioxin và khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá; mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, cho những người bị các khuyết tật khác và cho gia đình của họ. Trong chuyến thực địa tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới vào tháng 5 vừa qua, Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ đã xúc tiến dự án nước sạch để người dân ở đây không phải sử dụng nguồn nước đang bị phơi nhiễm chất độc dioxin.
![]() Khách nước ngoài tham quan khu vực giới thiệu về thảm hoạ chất da cam/dioxin tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Tp.HCM. Ảnh: Lê Minh. ![]() Đoàn luật sư Hoa Kỳ làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam để chuẩn bị cho vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ. Ảnh: Tư liệu Nhà xuất bản Thông Tấn. ![]() Nhân dân Mỹ xuống đường kêu gọi ủng hộ các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Nhà xuất bản Thông Tấn. |
Ở Tp.HCM, Dự án Làng Cam - xây dựng trung tâm nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng, dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin cũng đang được triển khai. Những nơi như Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thiên Phước (ấp 6, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi), Làng Hòa Bình - Bệnh viện Từ Dũ (làng đầu tiên nằm trong hệ thống 13 Làng Hòa Bình ở Việt Nam) từ lâu đã là những mái ấm thực sự cần thiết dành các nạn nhân da cam. Những bù đắp ấy là cần thiết nhưng xem ra vẫn khó làm vơi đi được nỗi đau của những người trong cuộc.
Thay cho lời kết, chúng tôi xin dẫn lại câu nói đầy ám ảnh của bà Nguyễn Thị Chọn, một bà mẹ đau khổ bởi có tới 5 đứa con bị nhiễm dioxin: “Vì sao người ta đẻ con thông minh, lành lặn, còn tôi chỉ đẻ toàn con khùng điên, dị dạng?. Câu nói ấy có lẽ là nỗi đau chung của những nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam, một nỗi đau kéo dài nửa thế kỉ và chưa biết đến khi nào mới chấm dứt./.
Ngày 31/1/2004, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam đã khởi kiện 37 công ty Mỹ cung cấp hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam lên toà án liên bang Mỹ tại Bruclin (New Yorrk - Mỹ). Phiên tòa đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế, kể cả nhân dân và giới chính khách Mỹ. Tuy nhiên, ngày 10/3/2004, Chánh án toà án liên bang Mỹ Jack B.Weistein đã ra phán quyết bác đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Hiện vụ việc vẫn đang được các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiên trì theo đuổi nhằm đấu tranh đòi lại công lí và lẽ phải. |
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt.
Ảnh: Lê Minh - Hoàng Hà & Tư liệu: “Vì nỗi đau da cam” - NXB Thông Tấn, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Ảnh: Lê Minh - Hoàng Hà & Tư liệu: “Vì nỗi đau da cam” - NXB Thông Tấn, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt.- Ảnh: Lê Minh - Hoàng Hà & Tư liệu: “Vì nỗi đau da cam” - NXB Thông Tấn, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.