Nghề Việt

Nghề đúc gang Mỹ Đồng

Làng nghề đúc gang Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) đã tồn tại hàng trăm năm nay. Qua bao thăng trầm, làng nghề ngày càng phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Đến nay có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động với sản phẩm đa dạng, từ đồ trang trí đến đồ gia dụng như bếp nướng, chảo gang... 
Trái ngược với sự vắng lặng của phố phường do ảnh hưởng của Covid, bên trong cơ sở Việt Mùi ở Mỹ Đồng vẫn nhộn nhịp như một tổ ong thợ với trên dưới 10 công nhân làm việc không ngơi tay.
 
Sắt phế liệu sau khi đã phân loại được đưa vào lò nung với nhiệt độ 1200°C, sau đó được các công nhân đổ vào khuôn trong khi còn đang nóng chảy, sản phẩm chủ yếu là chảo gang với đủ mọi kích cỡ. Sản phẩm thô khi đã nguội sẽ được gia công làm sạch và đánh bóng.
 
Công việc nặng nhọc nhưng những công nhân ở đây luôn nở nụ cười lạc quan với khách tham quan, chứng tỏ, người thợ nơi đây rất yêu và gắn kết với nghề./.



Làng nghề đúc gang Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) đã tồn tại hàng trăm năm nay. Ảnh: Lý Hoàng Long


Các lò đúc ở Mỹ Đồng luôn đỏ lửa suốt ngày đêm. Ảnh: Lý Hoàng Long



Xưởng đúc chảo gang Việt Mùi ở làng Mỹ Đồng. Ảnh: Lý Hoàng Long



Quy trình rót gang nung chảy vào khuôn đúc. Ảnh: Lý Hoàng Long



Sản phẩm chảo gang nổi tiếng của làng nghề Mỹ Đồng. Ảnh: Lý Hoàng Long



Chân dung người thợ đúc gang ở cơ sở Việt Mùi. Ảnh: Lý Hoàng Long

 
Thực hiện: Lý Hoàng Long

Nón Lá Sen xứ Huế

Nón Lá Sen xứ Huế

Trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của Việt Nam, nón lá từ lâu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu, đặc biệt tại cố đô Huế - vùng đất của những giá trị truyền thống và tinh hoa nghệ thuật. Trải qua thời gian, từ những chiếc nón lá thông thường đến nón bài thơ đều đã trở thành những món quà mang đậm dấu ấn Huế. Tuy nhiên, từ năm 2017, một sản phẩm thủ công mới đã xuất hiện, mang đến làn gió mới cho nghề làm nón truyền thống,  đó chính là nón lá sen Huế, một tác phẩm độc đáo được sáng tạo bởi anh Nguyễn Thanh Thảo.

Top