Khám phá

Ngắm kho báu cổ ngọc Việt Nam

Mới đây, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập cổ ngọc cực kì quý giá có niên đại kéo dài từ thời tiền - sơ sử cho đến đầu thế kỉ XX. Đây là cuộc triển lãm lớn thứ hai về cổ vật trong năm nay, sau triển lãm “Bảo vật hoàng cung”, do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện nhằm giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước những bảo vật quý của Việt Nam.
Bộ sưu tập cổ ngọc trưng bày lần này được chia thành ba nhóm chính theo niên đại, bao gồm giai đoạn tiền - sơ sử (ứng với khoảng thời gian từ thời kì đồ đá cho đến thời kì đồ đồng), giai đoạn 10 thế kỉ đầu Công nguyên và giai đoạn thời Lê – Nguyễn. Một phần nhỏ trong số cổ vật này được tìm thấy từ những cuộc khai quật tại các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Sa Huỳnh, Đông Sơn….
 

Triển lãm cổ ngọc đã thu hút hàng nghìn người đến chiêm ngưỡng.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Lê Khánh Hải (áo màu ghi) đến dự triển lãm cổ ngọc.

Đỉnh trầm bằng ngọc trắng xám thời Nguyễn.

Chén ngọc bọc vàng.

Bình nhổ thời Nguyễn bằng ngọc xanh.

Cá vàng bằng ngọc.

Ngọc xanh bát tiên thời Nguyễn.

Nghiên mực bằng ngọc xanh hình lá sen.

Chặn giấy bằng ngọc trắng thời Nguyễn.

Con ấn vàng chuôi ngọc của vua Khải Định.

Bát ngọc khảm vàng và đá quý.

Ấn “Đại
Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”
(tạm dịch: Ngọc tỷ truyền quốc vâng theo mệnh trời mãi mãi của nước Đại
Nam) thời Nguyễn.

Chung trà bằng ngọc xám thời Nguyễn.

Đỉnh trầm bằng ngọc xanh thời Nguyễn.

Thẻ ngọc xanh chạm rồng thời Nguyễn.

Ấn cổ bằng ngọc xanh.

Trong bộ sưu tập này, người ta thấy có nhiều cổ ngọc quý. Ví dụ như những cổ ngọc thuộc thời kì 10 thế kỉ sau Công nguyên bao gồm các loại đồ trang sức, nghiên mực, ngọc tỉ… Đặc biệt, những cổ ngọc thời Nguyễn hội tụ rất nhiều loại hình đặc sắc và quý hiếm liên quan đến cung đình Huế. Trong số đó, nhiều cổ ngọc được coi là đỉnh cao của kĩ nghệ tạo tác đồ ngọc và mang giá trị lịch sử đặc biệt như ngọc tỉ truyền quốc, nghiên ngọc dùng mài mực nho hay mài son có khắc thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, những thẻ bài, phiến ngọc, bộ đồ trà… có minh văn cho biết rõ thời kì chế tác.

Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Tất Sơn

Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Tất Sơn

Đầu xuân đi hội Gầu Tào

Đầu xuân đi hội Gầu Tào

Vừa qua, tại sân vận động xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình), đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Gầu Tào. Đây là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của đồng bào Mông ở hai xã Hang Kia và Pà Cò. Lễ hội không chỉ là dịp để cộng đồng thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh mà còn là cơ hội gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

Top