Năm Dần nói về ông “Ba mươi”

Tích xưa kể rằng Hổ hay còn gọi là Chúa sơn lâm còn có tên khác là ông “Ba mươi” bởi mỗi khi có người nào săn được sẽ có lệ nhà vua ban thưởng cho ba mươi quan tiền bởi đã trừ được cho loài người một con thú hung ác.

Đầu năm Nhâm Dần, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (xã Tiên Dược, H.Sóc Sơn, Hà Nội) là đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT Hà Nội để tìm tư liệu viết về ông “Ba mươi”. Được thành lập từ năm 1996, trải qua hơn 25 năm nhiệm vụ của  trung tâm là nơi tiếp nhận, chăm sóc, quản lý các loại động vật hoang dã liên quan đến các vụ án. Anh Lương Xuân Hồng – Giám đốc trung tâm chỉa sẻ rằng: “Ở đây chúng tôi có trách nhiệm tiếp nhận những con thú được tịch thu từ những vụ án có liên quan đến việc săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, trong đó có những loài quý hiếm nằm trong sách đỏ. Và sau khi cơ quan chức năng xử lý xong phần việc của họ thì đến lượt chúng tôi sẽ đến kiểm tra, mang về trung tâm chăm sóc cho đến khi có thông báo mới từ phía cơ quan chức năng” .

Ở đây tiếp nhận rất nhiều loài động vật hoang dã và đặc biệt có loài hổ Đông Dương với số lượng là 36 cá thể. Đối với những nhân viên ở trung tâm này thì mỗi con hổ nói riêng và thú nói chung đều là một “khách hàng” đặc biệt – anh Hồng kể. Hổ ở Trung tâm được các nhân viên chăm sốc rất kỹ lưỡng với mỗi bữa được ăn 5 cân thịt, xương hoặc gà tùy theo ngày. Trọng lượng của chúng nặng tầm 1 tạ đối với hổ cái và lên đến 3 tạ đối với hổ đực, hàng ngày các nhân viên làm sạch chuồng cho Hổ để đảm bảo vệ sinh và hổ được vận động, tắm nắng theo lịch tại khu chuồng ngoài trời. Bên trung tâm còn có một nhân viên người Anh tên Henry đã làm việc ở đây 7 năm chuyên nghiên cứu và thiết kế khu chuồng cho hợp với tập tính của loài hổ cũng như các loài động vật ở đây.

Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thị trường, công tác bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng. Công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân giống sinh sản động vật hoang dã ngày một trở lên bức thiết. Trước tình hình đó, việc tổ chức và hoạt động của Trung tâm là cần thiết, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác cứu hộ động vật hoang dã của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung./.

 

 

Thực hiện: Trần Thanh Giang/VNP

Khám phá văn hóa Mường ở Hòa Bình

Khám phá văn hóa Mường ở Hòa Bình

Cách thành phố Hà Nội chừng 70km về phía Tây Nam, tỉnh Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi”, nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mường. Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào Mường nơi đây đã tạo dựng nên một kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam./.

Top