Năm 1969, Mark đến Việt Nam làm tình nguyện viên. Khi đó ông là bác sĩ y khoa, đồng thời cũng là người chứng kiến cuộc chiến tranh khốc liệt của Mỹ tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, Mark là một trong số ít các bác sĩ người Mỹ tình nguyện tham gia chữa bệnh cho những người dân tộc thiểu số của Việt Nam tại miền Trung. Từ đó, bác sĩ Mark bén duyên với văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam và bắt đầu nghiên cứu, ghi chép cũng như sưu tập cổ vật văn hóa các dân tộc.
"Đằng sau lớp màu thời gian của các cổ vật là sức sống mãnh liệt của giá trị nhân văn và chiều sâu văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam," - Mark nhận xét.
Mark Rapoport người Mỹ, lần đầu đến Việt Nam năm 1967.
Lần thứ 2 quay lại năm 2001, ông và gia đình quyết định gắn bó lâu dài ở Việt Nam.
Hiện tại phòng trưng bày của Mark Rapoport có hơn 1000 cổ vật của người dân tộc thiểu số
ở miền núi phía Bắc và hàng trăm vật dụng của các dân tộc Tây Nguyên.
Một góc phòng trưng bày cổ vật của Mark Rapoport tại 33 Hàng Bún, Hà Nội.
Chiếc gùi mây của người Êđê là một trong những đồ vật ông thích nhất trong bộ sưu tập của mình.
Một góc trưng bày bộ những đồ dùng thường ngày của các dân tộc miền núi phía Bắc ở Việt Nam của ông Mark Rapoport.
Với Mark, mỗi cổ vật ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc. |
Mark kể, năm 2001, gia đình ông muốn thay đổi môi trường sống và đã cùng bỏ phiếu chọn quốc gia điểm đến mới. Ngẫu nhiên, cả nhà đồng thuận chọn Hà Nội, Việt Nam. Vợ và các con ông đều yêu thích thành phố này bởi con người thân thiện, người dân niềm nở và nhân đạo.
Trong gia sản của Mark có hơn 1000 cổ vật của người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và hàng trăm vật dụng của các dân tộc Tây Nguyên. Căn nhà ông ở nhiều cổ vật nhiều hơn cả các vật dụng hàng ngày. Ông đã hợp tác với cộng sự người Việt để mở phòng trưng bày cổ vật có tên 54traditions tại địa chỉ 33 Hàng Bún (Hà Nội).
Năm 2002, Bảo tàng dân tộc học đã giới thiệu một triển lãm với 230 đồ vật do Mark sưu tầm, trong đó có nhiều cổ vật của nhóm cư trú ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.
Mark đã dành tặng 200 cổ vật cho Bảo tàng dân tộc học và tổ chức triển lãm tại về "Nghệ thuật Shaman của Việt Nam" tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. |
Phòng trưng bày này là địa chỉ duy nhất tại Việt Nam tập trung vào các cổ vật, đồ chế tác và nghệ thuật của 53 nhóm dân tộc thiểu số. Đó là những đồ vật được làm từ bàn tay của người dân tộc qua nhiều thăng trầm của lịch sử nó vẫn giữ được nét độc đáo. Từ các thông tin, tài liệu thu thập được, Mark đã làm thành các box thông tin sau mỗi cổ vật để người xem có thể hiểu về nguồn gốc, câu chuyện của cổ vật trong đời sống cộng đồng.
Phòng trưng bày 54traditions được phân chia thành các nhóm, bộ sưu tập như: cổ vật Tây Nguyên, dệt may bộ lạc, truyền thống Shaman, rối nước, phòng cổ vật thầy cúng… Mark đã dày công sưu tập các đồ vật của thầy cúng ở miền núi phía Bắc với hơn 200 loại gồm quần áo, dụng cụ cho các nghi lễ, tranh thờ…khi xem bộ sưu tập này du khách hiểu hơn về tín ngưỡng của các dân tộc như Dao, Nùng, mông với nhiều chi tiết thú vị.
Khoe với chúng tôi bộ trang phục của thầy cúng đã nhuốm màu thời gian, Mark đánh giá, những nghi lễ thờ cúng được lưu truyền hàng trăm năm qua các thế hệ là một phần bản sắc dân tộc không hề bị pha trộn hay đồng hóa trước những đổi thay của lịch sử. "Mỗi một cổ vật đều có câu chuyện của riêng nó và có yếu tố giáo dục bên trong mà càng tìm hiểu càng khám phá thì càng có những chất liệu hay" - nhà sưu tập chia sẻ.
Một góc trưng bày bộ sưu tập rồng Việt của ông Mark Rapoport.
Những dụng cụ trong biểu diễn rối nước được trưng bày tại tầng 2.
Mặt nạ gỗ của người Tây Nguyên tại phòng trưng bày của Mark Rapoport.
Những dụng cụ trong biểu diễn rối nước được trưng bày tại tầng 2.
Đồ dùng cúng lễ của người Việt trong bộ sưu tập của Mark Rapoport.
Mark Rapoport chọn cách trưng bày, giới thiệu cổ vật theo cách thức chuyên nghiệp
đằng sau mỗi đồ vật đều gắn một lời giới thiệu ngắn gọn. |
Mark thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện giao lưu với nhóm người nước ngoài đang sống tại Việt Nam về các chủ đề văn hóa các dân tộc thiểu số. Du khách nào thích du lịch bản địa sẽ được ông và cộng sự tư vấn thông tin cụ thể, giúp họ đến tận nơi tìm kiếm khám phá cho riêng mình.
Năm 2018, Mark cùng với Robert, Alison, Jane Hughes xuất bản một cuốn sách với tên gọi “101 lý do đáng sống ở Hà Nội” phát miễn phí cho du khách quốc tế. Ông cũng từng làm biên tập viên cho ấn phẩm Một cửa sổ nhìn ra thế giới của Việt Nam./.
Mark đã quyên góp và trưng bày hàng trăm cổ vật của người dân tộc thiểu số Việt Nam tại các Bảo tàng nghệ thuật như Metropolitan ở NewYork, Bảo tàng Brooklyn, Minger ở California, đóng góp các cổ vật cho các bộ sưu tập tại Đại học Harvard, Boston, Yale, và Brown cũng như giới thiệu tại Trung tâm nghệ thuật biểu diễn New Jersey (Mỹ). |