Là huyện có diện tích đất tự nhiên ít, lao động nông thôn chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên gần đây người dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã chuyển đổi từ trồng lúa và các hoa màu năng xuất thập sang mô hình trồng hoa ly. Đến nay, mô hình làm kinh tế trồng hoa ly đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.
Chúng tôi đến nhà Nguyễn Đăng Thắng ở xã Song Phượng khi anh đang mải chăm sóc những luống hoa trồng được hai tháng trong vườn. Nói về nghề trồng hoa ly, anh Thắng cho biết, sau khi đi đến thăm quan một số mô hình làm kinh tế nông nghiệp ở địa phương khác, trong đó có trồng hoa ly nên anh đã mạnh dạn về trồng thử.
Ban đầu trồng, anh chỉ học kỹ thuật chăm sóc hoa ly qua mạng nên áp dụng vào thực tế chưa phù hợp với điều kiện khí hậu và đất trồng nên năng suất không cao. Tuy nhiên, sau khi được người bạn ở Mộc Châu chia sẻ kinh nghiệm, anh bắt đầu thực hiện và dần dần có thu nhập khá cao từ mô hình trồng hoa ly.
Vườn trồng hoa ly của người dân xã Song Phượng, huyện Đan Phượng với mái chống nắng che phủ cẩn thận. Ảnh: Trịnh Bộ
Hoa ly đỏ được ươm khi đạt độ cao 15 cm trở lên thì có thể trồng. Ảnh: Trịnh Bộ
Hoa ly đươc người dân xã Song Phượng, huyện Đan Phượng nhập khẩu trồng ở xã Song Phượng. Ảnh: Trịnh Bộ
Người dân xã Song Phượng, huyện Đan Phượng đầu tư các trang trại trồng hoa ly phục vụ các ngày lễ, tết. Ảnh: Trịnh Bộ
Đất trồng hoa ly được người dân che phủ nilon, đảm bảo độ ẩm và chống cỏ dại. Ảnh: Trịnh Bộ |
Theo anh Thắng, để trồng hoa phải chú ý khá nhiều về thời tiết, bởi hoa ly không chịu được khí hậu khắc nghiệt, cần phải che mát bằng lưới để giữ lượng anh sáng vừa phải cho hoa. Đồng thời đất phải được làm trước hai tháng cho đủ độ tơi và ẩm cho cây phát triển. Những củ hoa ly phần lớn được gia đình anh nhập từ các nước Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển…
Trải qua hơn ba năm làm kinh tế từ mô hình trồng hoa ly, diện tích trồng của gia đình anh Thắng đã mở rộng thành 4 mẫu, thu nhập 400 triệu đồng/năm. Vào mua thu hoạch, anh bán buôn cho các tỉnh phía Bắc và chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội).
Ngoài xã Song Phượng, Hạ Mỗ cũng là địa phương thực hiện theo đề án xây dựng nông thôn mới của huyện Đan Phượng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng hoa ly thành công. Một trong những mô hình chuyển đổi thành công là gia đình anh Tạ Văn Tượng ở thôn Hạ Mỗ. Gia đình anh Tượng đã đầu tư sản xuất gần 1ha hoa ly, với giá bán bình quân một bó từ 150 -200 nghìn đồng, mỗi năm cho thu nhập 600-700 triệu đồng.
Bà Tạ Thị Bình, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Hạ Mỗ chia sẻ, từ năm 2012 người dân Hạ Mỗ bắt đầu chuyển sang mô hình trồng hoa ly cao cấp, đến nay, hầu hết các hộ tham gia mô hình đều đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài làm giàu cho gia đình, các hộ trồng ly còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho rất nhiều lao động địa phương với tiền công trung bình 120.000 đồng/ngày.
Vườn hoa ly hợp với đất và khí hậu nên cây phát triển tốt trong các nhà vườn ở Đan Phượng. Ảnh: Trịnh Bộ
Một vườn hoa ly tại xã Song Phượng (Đan Phượng) sinh trưởng tốt đang cho lứa hoa đẹp. Ảnh: Tuấn Kiệt
Hoa ly thích hợp với khí hậu ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng nên cho hoa đẹp khi thu hoạch. Ảnh: Trịnh Bộ
Một giống hoa ly trồng tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng cho hoa đẹp khi thu hoạch. Ảnh: Tư liệu
Những bông hoa ly đến ngày thu hoạch. Ảnh: Trịnh Bộ |
Theo ông Nguyễn Thạc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng thì mô hình trồng hoa ly đã phát triển trên địa bàn huyện được ba năm với tổng diện tích đã đạt hơn 100 ha, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng lúa, giúp người dân tăng thu nhập. Huyện Đan Phượng đã tập trung giúp người dân tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xử lý dịch bệnh. Đến nay, nhiều người dân từ các địa phương khác đã đến Đan Phượng tham quan và học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế từ mô hình trồng hoa ly./.
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Trịnh Văn Bộ, Tuấn Kiệt