Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.
Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.
Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.
Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.
Lăng mộ cụ Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng tại Khu lưu niệm tại mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.
Nơi thờ tự cụ Nguyễn Đức Cảnh và người đồng đội của cụ là đồng chí Hồ Ngọc Lân.
Tri ân, khắc ghi công lao to lớn của Nguyễn Đức Cảnh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, khu lưu niệm cụ Nguyễn Đức Cảnh được đầu tư tu bổ, nâng cấp, mở rộng khang trang, xứng tầm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây cũng chính là cái nôi đầu tiên đã hun đúc, chắp cánh cho nhân cách, tâm hồn, ý chí và hành động của người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Đức Cảnh.
Phía sau nhà vẫn còn lưu giữ lại giếng nước, nơi này hơn 100 năm trước đã ghi dấu một thời khắc đặc biệt. Sáng mùng 1 Tết Mậu Thân (1908) (tức là ngày 02/02/1908), cụ bà Trần Thị Thùy ra mừng tuổi giếng theo phong tục rắc tiền xu xuống giếng để cuối năm khi rửa giếng, người nhặt được tiền sẽ là người may mắn, cậu bé Nguyễn Đức Cảnh được đẻ rơi tại đây. Người dân trong vùng gọi là giếng Ngọc, mặc dù ở vùng ven biển, hầu hết nước giếng đều mặn và đục nhưng riêng giếng nước này cả trăm năm nay, nước vẫn đầy ắp, ngọt và trong vắt, nhìn thấu tận đáy. Hằng ngày, khách viếng thăm khu lưu niệm vẫn ra múc nước uống, rửa mặt cho mát.
Bên bờ giếng có tấm bia đá rộng khoảng 3m x 5m, trên có khắc bài thơ “Tạ từ ngôn” - thư của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gửi thân mẫu viết trong những ngày bị kẻ thù giam giữ trong xà lim án chém.
Khu tưởng niệm lưu giữ các vật dụng thể hiện truyền thống của một gia đình hiếu học, đức độ, yêu nước, thương dân.
Giếng nước, nơi này hơn 100 năm trước đã ghi dấu một thời khắc đặc biệt.
Người dân trong vùng gọi là giếng Ngọc, hằng ngày, khách viếng thăm khu lưu niệm vẫn ra múc nước uống, rửa mặt cho mát.
Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh).
Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp chém đầu vào lúc sáng tinh mơ ngày 31.7.1932 tại Nhà lao Hải Phòng. Năm ấy, ông mới 24 tuổi đời, cái tuổi đang căng tràn sức sống. Trước khi chết, ông hô vang: “Đả đảo đế quốc Pháp và phong kiến!”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”.Từng trang sử nơi đây đều ghi lại những dấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên của Đảng, là một trong những người sáng lập, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào công nhân Việt Nam. Tri ân, khắc ghi công lao to lớn của Nguyễn Đức Cảnh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với quê hương Thái Bình, tại thành phố Thái Bình và huyện Thái Thụy có 2 tuyến đường mang tên Nguyễn Đức Cảnh, 2 trường học mang tên Nguyễn Đức Cảnh; tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được đặt uy nghiêm tại Quảng trường 14.10.
Khu tưởng niệm được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, được gắn liền với truyền thống của một gia đình hiếu học, đức độ, yêu nước, thương dân. Đây cũng chính là nơi đầu tiên đã hun đúc, chắp cánh cho nhân cách, tâm hồn, ý chí và hành động của người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Đức Cảnh./.