Độc đáo lễ hội điện Huệ Nam

Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Điểm đặc biệt của Lễ hội năm nay đó là lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên tuyến đường dài 3 km từ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình theo trục đường ven bờ Bắc sông Hương. Lễ hội cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.

Lễ hội Điện Huệ Nam được tổ chức trong 2 ngày 10 - 11 tháng 4 năm 2024 (tức mừng 2 - 3 tháng 3 Âm lịch). Lễ Hội Điện Huệ Nam (hay Điện Hòn chén) là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Yana được cử hành vào tháng ba và tháng bảy hàng năm. Hoạt động với nhiều màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng Thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Lễ hội đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích, đồng thời đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Từ sáng sớm ngày 10/4, đoàn rước Thánh di chuyển bằng đường bộ đường bộ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình, sau khi làm lễ cáo yết cầu an sẽ nghênh giá xuống thuyền ngược dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam làm lễ Chính. Hoạt động nhằm tái hiện, xây dựng một lễ hội dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của Tín ngưỡng Thờ Mẫu - tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tôn thờ các nữ thần và đề cao vai trò của người phụ nữ.

Đoàn rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền Rồng được đóng thành Bằng (thuyền đôi) và Châu án (thuyền đơn) bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Ngoài ra còn có đội hầu bóng, những người phục dịch và hàng ngàn khách hành hương đi theo. Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ, bế mạc được tổ chức trong ngày 11/4.

Giám đốc sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế TS Phan Thanh Hải chỉa sẻ: “Những ai đã từng đến đến thăm điện Hòn Chén và nhất là đã từng tham dự lễ hội điện Hòn Chén thì chắc chắn sẽ rất khó quên cảnh đẹp và những nét văn hóa đáng yêu của lễ hội này. Người Huế vẫn gọi lễ hội điện Hòn Chén là Lễ Vía Mẹ, lễ của đạo hiếu, của lòng biết ơn đối với Thánh Mẫu. Bởi vậy, nếu đến thăm cố đô Huế, bạn không nên bỏ qua điểm du lịch thú vị này”.

Thực hiện: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Hà Giang mùa hoa tam giác mạch

Hà Giang mùa hoa tam giác mạch

Khi tiết trời chuyển sang thu, vùng cao nguyên đá Hà Giang lại khoác lên mình một tấm áo hồng rực rỡ của những cánh đồng tam giác mạch. Đây là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong năm, khi thiên nhiên như vẽ nên một bức tranh sống động giữa không gian núi đá hùng vĩ.Tại vùng đất nơi địa đầu tổ quốc này, ngay cả người dân sống ở nơi đây cũng không biết loài hoa này có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, đây là một loại cây lương thực, dùng để làm nguyên liệu nấu ra những hũ rượu thơm phức, những miếng bánh béo ngậy mà cha ông họ để lại hạt giống như một thứ của “hồi môn”. Hoa của nó có màu hồng trắng li ti, sau đó chuyển sang tím nhạt, cánh chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác, giữ ở giữa một hạt mạch quý./.

Top