Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Tại sao lại
có một thành phố đẹp đến vậy? Thành phố của những luống hoa muôn sắc loang
khắp các vỉa hè, của mướt mát xanh tươi cây cỏ. Sạch sẽ và hiện đại. Thân
thiện và năng động. Hàng Châu-thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc đã quyến
rũ chúng tôi đến ngỡ ngàng. Đó cũng là điểm khởi đầu cho hành trình 8 ngày
đi qua các thành phố đang trở mình vươn lên từ sự phát triển công nghiệp
như Kim Hoa, Ôn Châu, Thai Châu…giữa lòng Chiết Giang-cực đông, một trong
những tỉnh giàu nhất của Trung Hoa vĩ đại.
Kỳ
1:nbsp;nbsp;nbsp;Lạc trong
con đường tơ lụa
Mỹ
miều Hàng Châu: Trước khi bắt đầu tham dự chương trình “Linking
Zhejiang 2008” theo lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc tại ViệtNam, tôi đã lục tung mọi “ngõ
ngách” để có thể kiếm tìm những tài liệu nói về điểm đến đầy lý thú này.
Chiết Giang lấy theo tên gọi cũ của sông Tiền Đường (con sông nổi tiếng ở
Trung Quốc và thế giới với hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ là những đợt
thủy triều dâng cao tới cả 8m) đã khởi nguồn cho muôn vàn cảm xúc của các
tao nhân mặc khách khi tới nơi đây sáng tác nên các bài thơ, từ, phú,
họa...Còn đó câu thơ của Tô Đông Pha (đời Bắc Tống): “Bát nguyệt thủy triều, tráng quan
thiên hạ vô” (dịch nghĩa là: Thủy triều ngày 18 tháng 8, hùng vĩ nhất
thiên hạ không nơi nào bằng). Đê biển Tiền Đường cùng với Vạn lý Trường
Thành, kênh Đại Vận Hà là ba công trình kiến trúc lớn nhất của Trung Quốc
cổ đại. Tiền Đường chảy qua Hàng Châu- thủ phủ của Chiết Giang là thành
phố đẹp nổi tiếng của Trung Quốc với những sản phẩm lụa tơ tằm, có nghề
dâu tằm tơ rất phát triển và là nơi gắn liền với con đường tơ lụa. Đến
đây, tôi chợt nhớ tới câu nói của Marco Polo, nhà du hành nổi tiếng của thành phố Venice
(1254-1324) khi ông đến thăm Hàng Châu và gọi nó là
“Kinsay”, là “thành phố sang trọng và đẹp đẽ nhất” trên thế
giới.
nbsp;
Vâng.
Đó là ngày xưa. Và ngày nay, theo bình chọn do Tạp chí Oriental Outlook
(trụ sở tại Thượng Hải) thì Hàng Châu là “thành phố hạnh phúc nhất Trung
Quốc” quả không ngoa chút nào. Trong khi đất nước có số dân lên tới cả tỷ
người này có nhiều thành phố lớn, hiện đại như Bắc Kinh, Thượng Hải…đông
đúc đến khó thở thì Hàng Châu vừa hiện đại, vừa sạch sẽ và dễ chịu biết
nhường nào. Nó được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc với
nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp. Tôi đã rong ruổi
giữa lòng thành phố để ngước mắt ngắm nhìn những tòa nhà cao tầng, những
khu phố hiện đại và sạch đẹp được trang điểm bởi hoa, cây xanh loang khắp
các vỉa hè, góc phố.
nbsp;
 Chợ
cổ ở thành phố Hàng Châu.
|
 Biểu diễn nhạc cụ dân tộc phục vụ khách du
lịch.
|
 Một cửa hiệu chè đặc sản truyền thống Trung Hoa.
|
 Góc Tây Hồ như một Hồng Kông thu nhỏ với những toà
nhà cao tầng nguy nga.
|
 Vẻ đẹp của Tây Hồ luôn hấp dẫn nhiều đôi uyên ương
tới chụp ảnh trước ngày cưới.
|
 Trên hè phố ở Hàng Châu.
|
 Vẽ tranh trên quạt lưu niệm.
|
 Rất nhiều du khách tới khu chợ cổ
mong muốn có một bức vẽ truyền thần.
|
nbsp;
Cái
nắng oi ả của những ngày chớm hè như chừng dịu đi bởi cảm giác chinh phục
muôn sắc hoa xanh, đỏ, trắng, hồng…Tôi đã không thể nhìn thấy một cọng rác
rơi trên đường phố trong suốt những ngày ở đây và càng không thể thấy bụi
bặm, khói xe cộ. Thành phố được xây dựng có qui hoạch rất bài bản từ lâu
nên không có tình trạng đào đường, bừa bộn vật liệu xây dựng. Phương tiện
đi lại chủ yếu của người Hàng Châu là ô tô con, ô tô bus, ô tô điện, xe
đạp điện và xe mô tô điện, tuyệt đối không có xe mô tô chạy xăng. Hầu khắp
các con đường trong thành phố đều rộng rãi, có tới mấy làn xe chạy nên dù
vào những giờ cao điểm là lúc các phương tiện đổ xô ra đường phố nhưng
Hàng Châu dường như nói không với tắc đường. Ý thức tham gia giao thông và
bảo vệ vệ sinh môi trường của người dân trở thành nếp sống văn hóa quả
đáng “tâm phục khẩu phục”. Mặt phố không có nhà dân mà toàn những tòa nhà
cao tầng, văn phòng, công sở, cửa hiệu thẳng lối. Vỉa hè rộng, thoáng,
không hàng rong, không hề bị lấn chiếm nên người dân đi bộ rất nhiều.
Những chiếc ô nhỏ xinh đầy màu sắc che nắng mưa cho những bước chân thong
thả như chừng điểm tô thêm sự tao nhã của phố phường. Người Hàng Châu hạnh
phúc thật sự trong lòng thành phố của mình. Cứ nhìn vào dáng đi cũng hiểu,
họ không vội vã như người dân ở một số thành phố công nghiệp thuộc các
nước giàu có như Nhật Bản, Hàn Quốc…
nbsp;
Hàng Châu còn quyến rũnbsp;
bởi lá phổi xanh của mình: Tây Hồ. Với diện tích 6km2, Tây Hồ là
một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc cùng với những giá trị lịch
sử, văn hóa…Nơi đây còn được mệnh danh là góc Hà Lan trong lòng Trung Quốc
bởi muôn sắc hoa tuy luýp. Tây Hồ được ôm vào lòng bởi những triền núi mà
điểm trên đó là những tháp chùa cao ngất, cổ kính, phía xa là những tòa
nhà chọc trời. Núp dưới muôn lùm cây ven hồ là người người dạo chơi, những
cặp đôi sắp cưới líu tíu cười vui tìm những khoảnh khắc đẹp cho những bức
hình kỷ niệm ngày hôn lễ. Người trên bờ, kẻ du ngoạn quanh hồ bằng tàu
thủy, tàu gỗ lớn nhỏ. Hàng trăm món ăn đặc sản của Hàng Châu, của Chiết
Giang luôn hấp dẫn mọi người. Món cá Thố Tây Hồ là món mà bất kỳ một ai
cũng phải tấm tắc khen ngon, món thịt Đông Da bất kỳ ai cũng thèm một lần
được thưởng thức. Thế mới thấy câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn
ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu” thật là chí lí.
nbsp;
Thung
lũng Silicon:
Cùng với nguồn thu từ du lịch
(khoảng 20 triệu lượt khách tham quan hàng năm), Hàng Châu là nơi có nền
công nghiệp chế tạo máy, ngành điện tử và các ngành công nghiệp nhẹ khác
tương đối phát triển. GDP đầu người ở đây được xếp trong top 10 thành phố
có GDP cao nhất Trung Quốc. Liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006, Tạp
chí Forbes (Mỹ) đã xếp Hàng Châu là thành phố kinh doanh tốt nhất Trung
Quốc.
nbsp;
Thung lũng Silicon ở Thiên đường Hàng Châu hay còn gọi là Khu công
nghệ cao cấp quốc gia Hàng Châu được xem là trận địa tiền tuyến phát triển
công nghệ cao của Trung Quốc, đi đầu trong việc thực hiện chiến lược “sáng
nghiệp dân giàu, sáng tạo tỉnh mạnh” của Chiết Giang; khu trọng điểm sáng
nghiệp hài hoà, tạo dựng chất lượng cuộc sống của Hàng Châu. Thung lũng
này mang đặc sắc “2 mạnh, 2 ưu, 2 mới” chuyên sản xuất thiết bị thông tin,
phần mềm, dịch vụ, đóng gói, IC, tivi kỹ thuật số, game online, hoạt
hình...Khu công nghệ cao luôn duy trì tăng trưởng tốc độ cao, chỉ tiêu
doanh thu bình quân đầu người liên tục trong nhiều năm dẫn đầu trong 54
KCN cấp quốc gia toàn quốc, không ngừng tăng cường năng lực sáng tạo công
nghệ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương. Chỉ riêng lĩnh vực
phần mềm đã có tới 1100 doanh nghiệp (12 doanh nghiệp trong top 100 doanh
nghiệp phần mềm lớn nhất Trung Quốc) với 33.000 nhân viên; trong đó có 500
doanh nghiệp đã được công nhận, chiếm hơn 90%nbsp; tổng
số doanh nghiệp ở Hàng Châu. 88 doanh nghiệp sản xuất thiết bị thông tin,
hình thành móc xích sản xuất sản phẩm thông tin hiện đại tương đối hoàn
chỉnh, đứng đầu toàn quốc về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật, sức
cạnh tranh thị trường và thị phần, trong đó thiết bị đầu nối băng rộng
IP-DSLAM chiếm thị phần đứng đầu toàn cầu.
Một trong những thương hiệu
mà đoàn nhà báo các nước tới thăm là Tập đoàn Supcon - nhà cung cấp
hàng đầu các giải pháp, sản phẩm và công nghệ tự động hoá như tự động hoá
quá trình, tự động hoá nhà máy, tự động hoá công cộng, trong đó tự động
hoá quá trình đang dẫn đầu Trung Quốc. Được thành lập năm 1993, Supcon là
một trong 5 doanh nghiệp trọng điểm về công nghệ thông tin và tự động hoá
được hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Công
ty được xem như “cơ sở công nghiệp hoá” của chương trình quốc gia về nghiên
cứu và phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Từ khi thành lập đến nay,
Tập đoàn Supcon đã giúp hơn 3000 khách hàng trên toàn thế giới gia tăng
sản lượng, lợi nhuận và thu nhập. Các giải pháp và sản phẩm của công ty đã
được sử dụng trên nhiều lĩnh vực như hoá chất, lọc dầu, dầu khí...vươn tới
các thị trường nước ngoài như Đông Nam Á, Tây Á, Châu Phí..., trong đó có
Việt Nam.
nbsp;
 Các sản phẩm
điện tử của Tập đoàn Supcon.
|
 Lắp giáp linh kiện điện tử ở Tập đoàn
Supcon.
|
 Những nhà thiết kế trẻ đang
thiết kế những mẫu hình cho các trò chơi điện
tử.
|
 Một góc thung lũng
Silicon.
|
nbsp;
Dạo qua
các thương hiệu nổi tiếng ở đây, khi nhìn vào những sản phẩm game cho trẻ
em được thiết kế trên máy của Tập đoàn Zhenjiang Zhongnan Group Animation
video
Co.
..LTD mới thấy, thì ra, mình đang xem cái mà mình vẫn thấy ở nhà. Người Trung
Quốc giỏi chẳng ngoa chút nào. Dường như cái gì thế giới làm được là họ cũng làm
được. Thế nên mới có một tổng kết ở đâu đó, trong thế kỷ qua, 1/3 phát
minh của nhân loại là do người Trung Quốc sáng tạo. Có một vấn đề rất hay là
nguồn nhân lực ở rất nhiều các công ty, tập đoàn mà chúng tôi có dịp tới,
tỉ lệ nam nữ là khá đồng đều trên các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực
công nghệ, vốn là “đất” củanbsp;đàn ông. Điều đó cho thấy, vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực cũng được cân bằng giới giữa các ngành nghề.
nbsp;
nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;
Bài và ảnh: Vương
Mơ |