nbsp;
 Thống
đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài chính từ nhiều nước trên
thế giới bàn các biện pháp cấp bách đối phó với cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tại Washington (Mỹ )
ngày 12/10. AFP-TTXVN | |
1- Khủng hoảng tài
chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái.
Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường
bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu
vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu…, đã đẩy
nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất
kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Các chuyên gia kinh tế ước
tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn
cầu tới 30 ngàn tỷ USD.
|
 Ngoại
trưởng các nước ASEAN tại buổi lễ diễn ra tại Giacácta
(Inđônêxia) chào mừng ngày Hiến chương ASEAN chính thức có
hiệu lực. AFP/TTXVN. |
2- Hiến chương
ASEAN chính thức có hiệu lực.
Ngày 15-12-2008, Hội nghị ngoại trưởng của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN
ở thủ đô Giacácta (Inđônêxia) đã chính thức tuyên bố Hiến chương
ASEAN có hiệu lực sau khi được toàn bộ 10 quốc gia thành viên phê
chuẩn. Hiến chương xác định khuôn khổ pháp lý và thể chế của Hiệp
hội, trong đó có việc hình thành Cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động
và mở rộng vào năm 2015 với ba trụ cột: Chính trị- an ninh, Kinh tế,
Văn hoá- xã hội. |
 Tổng
thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ Barack Obama (trái)
và phu nhân Michelle tạiChicago, bang Illinois, sau khi kết
quả bầu cử được công bố. AFP -
TTXVN. | 3- Nước Mỹ lần đầu tiên
có vị Tổng thống da màu gốc Phi.
nbsp;
Ngày 4-11-2008, cử tri Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ
lệ ủng hộ cao, bầu ôngnbsp; Barack Obama, một người Mỹ gốc Phi, 47
tuổi, lên làm Tổng thống với khẩu hiệu “Thay đổi”. Ông trở thành chủ
nhân thứ 44 của Nhà Trắng trong cuộc bầu cử kịch tính nhất, tốn kém
nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đảng Dân chủ của Tổng thống đắc cử cũng
đã giành lại quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ.
|
 Tổng thống mãn nhiệm Vladimir Putin
nbsp;(trái chúc
mừng tân Tổng thống Dmitry Medve (phải).
AFP/TTXVN.nbsp; | 4-
Nước Nga có “Bộ đôi quyền lực Métvêđép-Putin”.
nbsp;
Ôngnbsp;Dmitry Medvedev, 43 tuổi, được bầu
làm Tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3-2008 và sau đó bổ nhiệm ông
Vladimir Putin Tổng thống mãn nhiệm làm Thủ tướng, tạo thành “bộ đôi
quyền lực”, thực hiện đường lối nhất quán nhằm tiếp tục công cuộc
cải cách, củng cố vị thế mạnh của nước Nga trên chính trường quốc
tế. |
 Tân Thủ tướng Thái Lan Abhisit
Vejjajiva (giữa) nhận hoa chúc mừng từ những người ủng
hộ tại trụ sở đảng Dân Chủ ở Băng cốc ngày 16/12.
AFP/TTXVN.nbsp; | 5-
Khủng hoảng chính trị trầm trọng ở Thái Lan.
nbsp;
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan trở
nên trầm trọng kể từ sau cuộc đảo chính phế truất Thủ
tướngnbsp;Thaksin Shinawatra đã lên tới đỉnh điểm với các cuộc biểu
tình phản đối kéo dài của phe đối lập, khiến cả hai thủ tướng kế
nhiệmnbsp;Samak Sundaravej và Somchai Wongsawat lần lượt bị Tòa án
Hiến pháp truất quyền và Đảng Quyền lực nhân dân cầm quyền bị giải
tán. Ngày 15-12-2008, Quốc hội Thái Lan với đa số sít sao đã bầu ông
Abhisit Vejjajiva, Chủ tịch đảng Dân chủ, làm Thủ tướng thứ ba của
nước này trong vòng một năm. |
 Xe tăng quân đội Nga tại mặt trận
gần Tskhinvali (Grudia). AFP-TTXVNnbsp;
| 6- Cuộc xung đột quân sự giữa Nga
và Grudia.
nbsp;
Xung đột quân sự giữa Nga và Grudia đầu
tháng 8-2008 dẫn đến việc Nga công nhận nền độc lập của Ápkhadia và
Nam Ôxêtia, hai khu vực li khai khỏi Grudia, làm phức tạp thêm quan
hệ vốn đã căng thẳng giữa phương Tây và Nga sau khi các nước phương
Tây công nhận nền độc lập của Côxôvô, nhưng lại góp phần khẳng định
vị thế cường quốc của nước Nga thời hậu Xôviết.
|
 Khói
lửa bốc lên từ khách sạn Taj Mahal, ngày 29/11 trong chiến
dịch giải cứu con tin tại đây.
AFP/TTXVN. | 7- Khủng bố đẫm máu
tại thành phố Mumbai, Ấn Độ.
nbsp;
Gần 200 người thiệt mạng, 300 người bị
thương trong các vụ đánh bom và bắt cóc con tin ngày 26-11-2008 do
tổ chức khủng bố được cho là có căn cứ tại Pakistan gây ra tại thành
phố Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ, làm chấn động thế giới. Cuộc
tấn công khủng bố kiểu Al Qaeda làm căng thẳng nghiêm trọng quan hệ
Ấn Độ-Pakistan, đồng thời cho thấy mức độ khốc liệt của nạn khủng bố
quốc tế không hề giảm. |
 Nhân
viên cứu hộ chuyển một nạn nhân may mắn còn sống sót khỏi
đống đổ nát ngày 14-5.
AFP-TTXVN | 8- Thảm hoạ động đất
ở Trung Quốc, siêu bão ở Mianma gây tổn thất nặng nề.
nbsp;
Hai thảm họa thiên nhiên thảm khốc xảy ra
trong tháng 5 ở châu Á gây chấn động thế giới: động đất 7,8 độ
Ríchte tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 12-5-2008 làm hơn 69.000
người thiệt mạng, gần 18.000 người mất tích, 8 triệu người mất nhà
cửa, ảnh hưởng cuộc sống của 45 triệu người khác; Siêu bão Nargis
cấp 14-15 xảy ra ngày 2-5-2008 ở Mianma làm hơn 78.000 người chết và
50.000 người mất tích, tàn phá nặng nề nhiều vùng dân cư. Thiệt hại
của 2 thảm họa này lên tới hàng trăm tỷ đôla.
|
 Tiêu
hủy sữa nhiễm độc tố mê-la-min tại Thượng Hải ngày 14/11.
AFP/TTXVN. | 9- Phát hiện thực
phẩm có chất mêlamin gây chấn động thế giới.
nbsp;
Giữa tháng 9, sữa bột của Tập đoàn Tam Lộc,
Trung Quốc, bị phát hiện có chứa độc tố mêlamin, nguyên nhân gây
bệnh thận, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đã có 4 trẻ em bị chết và 53.000 trẻ
em khác bị bệnh do nhiễm độc mêlamin ở Trung Quốc. Tình trạng nhiễm
mêlamin còn được phát hiện ở hàng loạt thực phẩm chế biến từ sữa
cũng như trong thức ăn gia súc có xuất xứ từ Trung
Quốc.nbsp; |
 Khối nam châm khổng lồ, một trong
những thiết bị quan trọng trong máy gia tốc hạt cực
lớn. AFP/ TTXVNnbsp; | 10
- Khởi động máy gia tốc hạt cực lớn mô phỏng vụ nổ “Big-bang”.
nbsp;
Máy gia tốc hạt cực lớn (Large Hadron
Collider- LHC), trị giá hơn 10 tỷ đôla, có chu vi 27km, đặt ở độ sâu
100m dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ, hoạt động ở nhiệt độ
cực thấp -271,3 O C, đã được khởi động ngày 10-9-2008 để mô phỏng vụ
nổ “Big-bang” cách đây 13,7 tỷ năm nhằm tái tạo những điều kiện hình
thành vũ trụ. Khi LHC hoạt động đủ công suất, nó có thể tạo ra 600
triệu vụ va chạm mỗi giây giữa các proton được bắn đi với tốc độ
bằng 99,9% tốc độ ánh sáng. Đây là thí nghiệm khoa học lớn nhất mà
con người từng thực hiện với sự tham gia của 10.000 nhà khoa học
thuộc 500 trường Đại học của 80 quốc gia. Tuy nhiên, sau khi hoạt
động được 10 ngày, LHC bị trục trặc và đang được sửa
chữa./. |