Nghệ thuật

Danh họa Trần Văn Cẩn

Với một bề dầy trên 50 năm hoạt động và sáng tạo nghệ thuật, các tác phẩm củanbsp;danhnbsp;họa Trần Văn Cẩn chứa đựng sâu sắc và đa diện đời sống hiện thực về cuộc sống chiến đấu giành độc lập cho dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.


Bà cháu (1964).


Em Thúy (1943).


Tát nước chống hạn.


Ký họa đan len (1956).


Lớp mẫu giáo dưới
lòng đất (1971).
nbsp;


Lọ hoa sắc vàng (1991).

Danh họa Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại thị xã Kiến An, Hải Phòng. Năm 14 tuổi ông lên Hà Nội, vào học trường Bách nghệ (khoa thiết kế đồ gỗ và đăng ten), sau đó thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1931 và đổ thủ khoa khi thi ra trường, năm 1937.

Cùng với nhiều họa sĩ tài năng lớn như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... ông đã đóng góp trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp mỹ thuật phát triển mạnh mẽ, độc đáo và đầy bản sắc dân tộc Việt Nam.

Với một bề dầy trên 50 năm hoạt động và sáng tạo nghệ thuật, các tác phẩm của ông chứa đựng sâu sắc và đa diện đời sống hiện thực về cuộc sống chiến đấu giành độc lập cho dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.

Có thể nói ông đã tạo nên một bút pháp riêng với dấu ấn cá nhân đậm nét trong nền mỹ thuật Việt Nam, bằng những tác phẩm tiêu biểu đạt giá trị cao về nghệ thuật và giàu tính nhân văn như: “Em Thúy” – 1943, “Nữ dân quân vùng biển” – 1960, “Thiếu nữ áo xanh” – 1961. Chất liệu màu dầu: “Mùa thu” – 1959, “Tát nước đồng chiêm” – 1958, “Mưa mai trên sông Kiến” – 1972, “Thằng cu đất mỏ” – 1964. Chất liệu sơn mài: “Con đọc bầm nghe” – 1954, “Hai cô gái trước bình phong” – 1944. Chất liệu lụa: “Gội đầu” – 1943, “Một hai đi hùng binh” – 1949.... Ở ông, chúng ta còn thấy khả năng đa dạng và cũng là thế mạnh thể hiện hiện thực cuộc sống qua các tác phẩm trực họa rất sinh động và phóng khoáng.

Là một họa sĩ tài danh với nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các sưu tập tư nhân ở trong và ngoài nước, song danh họa Trần Văn Cẩn còn nắm giữ trọng trách quan trọng của ngành mỹ thuật từ khi giảng dạy ở trường Mỹ thuật kháng chiến và sau này 15 năm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

Ông đã góp phần đào tạo rất nhiều thế hệ họa sĩ tài danh cho đất nước. Với gần 30 năm trực tiếp lãnh đạo Hội Mỹ thuật, ông đã góp phần đưa ngành mỹ thuật phát triển toàn diện, có tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Với những công lao đóng góp to lớn, ông đã được nhận nhiều huân, huy chương cao quí của Nhà nước Việt Nam mà nổi bật là: Huân chương độc lập hạng Nhất, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (truy tặng)... và danh vị Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Bài: Nguyễn Xuân Tiệp

nbsp;

Nguyễn Xuân Tiệp

Vẽ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trên gốm

Vẽ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trên gốm

Lần đầu tiên có một triển lãm gốm (lọ, đĩa) trưng bày các tác phẩm lấy cảm hứng từ câu văn, thơ trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với 41 họa sĩ Việt Nam tham gia vẽ. Đây là một hoạt động văn hóa sáng tạo thể hiện câu chuyện nghệ thuật độc đáo có sự quyện hòa của chất đời: Từ thơ, văn đến gốm và hội họa từ cảm hứng con người tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp.

Top