ASEAN chống buôn lậu trên biển

Asean

ASEAN chống buôn lậu trên biển

ASEAN có một vị trí đặc biệt trên bản đồ thế giới, tiếp giáp biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên tình trạng buôn lậu trên biển trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp. Bằng sự nỗ lực của các quốc gia thành viên, ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ và triển khai đồng bộ các quy ước để ngăn chặn thực trạng này.
BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh khí trên địa bàn phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ buôn lậu trên biển. Ảnh: TTXVN phát

ASEAN có một vị trí đặc biệt trên bản đồ thế giới, tiếp giáp biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên tình trạng buôn lậu trên biển trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp. Bằng sự nỗ lực của các quốc gia thành viên, ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ và triển khai đồng bộ các quy ước để ngăn chặn thực trạng này.

Báo cáo về tình hình tội phạm xuyên quốc gia tại Đông Nam Á năm 2019 của Cơ quan Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm và ma túy (UNODC) chỉ ra rằng, Đông Nam Á là một trong những khu vực trung chuyển có sự liên kết sâu sắc với các khu vực nhạy cảm về tình hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên thế giới. Thực tế, kế hoạch tổng thể về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 2025 cũng xác định phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm buôn lậu trên biển là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm của ASEAN để xây dựng một cộng đồng hòa bình và phát triển ổn định.

 

Được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Manila năm 1997 về tội phạm xuyên quốc gia, Hội nghị AMMTC được diễn ra hằng năm với thành phần bao gồm các Bộ trưởng phụ trách vấn đề tội phạm xuyên quốc gia của mỗi quốc gia thành viên là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp tác trong ngăn ngừa và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tuyến biển và Cảnh sát biển thường xuyên tuần tra, giám sát ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: TTXVN 

Hiện nay, ASEAN tập trung ưu tiên nguồn lực đấu tranh, phòng chống 10 loại tội phạm xuyên quốc gia, tôi phạm trên biển điển hình trong khu vực, bao gồm: tội phạm khủng bố, mua bán người, đưa người di cư trái phép, tội phạm ma túy, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế, cướp biển, buôn lậu gỗ và động vật hoang dã. Trong đó, một số loại tội phạm hoạt động trên biển của khu vực được cảnh báo đang ở mức độ rất nghiêm trọng.

Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng tuần tra, kiểm soát tại Âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Tuyên bố ARF của ASEAN về tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển, được thông qua năm 2016 theo sáng kiến của Việt Nam. Tuyên bố kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của các thành viên ARF tăng cường hợp tác thực chất thông qua các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt, tăng cường năng lực, tiếp tục các hoạt động như tuần tra chung, diễn tập chống cướp biển, bảo đảm tự do hàng hải, hướng tới xây dựng quy tắc và chuẩn mực ứng xử chung. Từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng của các quốc gia ASEAN cũng đã phối hợp chặc chẽ để ngăn chặn tình trạng buôn lậu trên biển.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Việt Nam dự báo tình hình tội phạm trên biển hoạt động gia tăng. Từ đó CHính phỉ đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát biển chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện tàu thuyền và triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn vùng biển được phân công. Trong đó, đã tập trung tuần tra, kiểm soát trên những vùng biển trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa như vùng biển Đông Bắc, vùng biển giáp ranh với Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và vùng biển Tây Nam.

Trong  năm 2021 và quý 1 năm 2022, Lực lượng chức năng Việt Nam đã bắt quả tang nhiều hành vi buôn lậu pháo, than, xăng, dầu trên biển. Ảnh: TTXVN  

Trong đầu năm 2022, các loại tội phạm buôn lậu ngoài các mặt hàng "truyền thống" (như than, quặng, xăng, dầu, thuốc lá…) thì các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại sẽ tập trung vào các mặt hàng gia dụng, các mặt hàng y tế phòng, chống dịch bệnh sẽ được các đối tượng triệt để lợi dụng buôn lậu, vận chuyển trái phép trên biển. Các cơ quan chức năng của mỗi quốc gia thành viên ASEAN đã triệt phá hằng trăm vụ vận chuyển trái phép trên biển các mặt hàng này.

Với sự nỗ lực của các quốc gia thành viên, ASEAN đã và đang nỗ lực đẩy lùi nạn buôn lậu trên biển, làm trong sạch và công bằng nền kinh tế trong khu vực./.

 

 

  • Bài:  Phong Thu 
  • Ảnh:  TTXVN

 

 

 

Bài: Phong Thu - Ảnh: TTXVN

Phát huy giá trị thành phố sạch ASEAN của Việt Nam

Phát huy giá trị thành phố sạch ASEAN của Việt Nam

Đầu năm 2024, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vinh danh nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao. Trong đó đáng chú ý, có 3 thành phố của Việt Nam là T.p Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), T.p Huế, (Thừa Thiên Huế) và T.p Quy Nhơn, (Bình Định) đã được vinh danh thành phố Du lịch sạch ASEAN. Một năm qua, ba thành phố này đã và đang góp phần tôn vinh, phát triển thương hiệu du lịch chất lượng cao trong khu vực.

Top