Tiêu điểm

APEC 2020: Dấu ấn Việt Nam

Chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11/1998, 22 năm qua, Việt Nam luôn là một thành viên năng động, trách nhiệm, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của Diễn đàn trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Ngày 15/6/1996, Chính phủ Việt Nam nộp đơn xin gia nhập APEC. Ngày 15/11/1998, APEC tuyên bố chính thức kết nạp 3 thành viên mới gồm Việt Nam, Nga và Peru. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Diễn đàn trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Hiện nay, APEC là diễn đàn hội tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 75% thương mại, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 38% viện trợ trực tiếp (ODA) và 79% khách du lịch đến Việt Nam.
8 năm sau khi gia nhập APEC, năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận vai trò chủ nhà APEC. Với hơn 100 hoạt động mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC vào giữa tháng 11/2006, Năm APEC 2006 là một sự kiện thành công mang đậm dấu ấn Việt Nam. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội đã thông qua ba văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của APEC.

11 năm sau, năm 2017, lần thứ hai đảm nhiệm vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của APEC, với 243 hoạt động được tổ chức, thu hút sự tham gia của hơn 21.000 đại biểu. Vai trò và đóng góp của Việt Nam được đặc biệt đề cao khi Việt Nam chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho Diễn đàn APEC sau năm 2020. Bên cạnh đó, dấu ấn Việt Nam còn thể hiện qua thành công của Ðối thoại lần đầu tiên giữa lãnh đạo APEC với ASEAN và việc Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy hình thành Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong Tuần lễ Cấp cao Ðà Nẵng 2017.



Tối 20/11/2020 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
lần thứ 27, được tổ chức trực tuyến, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin.
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Việt Nam tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thông qua "Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Tối 16/11/2020, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh
dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) lần thứ 31 theo hình thức trực tuyến.
Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN

Kể từ khi gia nhập APEC, Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia triển khai thành công trên 80 sáng kiến ở hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế…; đóng góp vào việc giải quyết những thách thức đang đặt ra cho APEC thông qua các sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển; đối phó với các nguy cơ khủng bố, thiên tai, dịch bệnh; cải cách APEC hiệu quả và năng động phù hợp với những phát triển mới của tình hình khu vực và thế giới… Tại các diễn đàn APEC, Việt Nam luôn thể hiện tiếng nói xây dựng, góp phần giải tỏa mâu thuẫn giữa các nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhạy cảm.

Riêng trong năm 2020, Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp tại gần 100 cuộc họp, hội nghị của APEC (cả trực tiếp và trực tuyến), nhất là tham dự 9 Hội nghị/đối thoại cấp Bộ trưởng, gồm: Hội nghị Bộ trưởng Du lịch, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Cuộc họp cao cấp về Y tế và Kinh tế, Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực, Hội nghị Bộ trưởng về Cải cách cơ cấu, Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính.

Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động, tích cực tham gia và đóng góp và xây dựng nhiều văn bản định hướng hợp tác quan trọng của APEC, như: Tầm nhìn APEC sau 2020 (đây là một trong những đề xuất quan trọng của Việt Nam và Việt Nam cũng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC), Tầm nhìn năng lượng APEC sau 2020, Chương trình cải cách cơ cấu APEC giai đoạn 2021-2025 (với vai trò là Trưởng nhóm công tác), các Tuyên bố hội nghị cũng như các báo cáo liên quan đến các hoạt động của APEC…

Với những đóng góp thiết thực và quan trọng của Việt Nam cho APEC trong suốt 22 năm tham gia, Việt Nam ngày càng được các thành viên APEC tin tưởng và đánh giá cao.

Tham gia Tuần lễ cấp cao APEC năm 2020, vị thế của Việt Nam càng được nâng cao, đặc biệt là trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.



InnoGenEx (Công ty Khoa học Công nghệ Quốc tế) đã bắt đầu nghiên cứu Kit về lĩnh vực phát hiện nhanhCovid - 19. Bộ bộ KIT xét nghiệm covid 19 đạt tiêu chuẩn Châu Âu đã hỗ trợ nhiều quốc gia khối APEC trong việc phòng chống đại dịch Covid – 19. Ảnh: VNP

Tính đến tháng 6/2019, đội tàu biển Việt Nam có 1.568 tàu với tổng dung tích khoảng 4,8 triệu GT, tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới. Ảnh: Ảnh: TTXVN


Tham gia  APEC là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực dệt may  tiếp xúc với các nhà đầu tư, nhà mua lớn, từ đó nhìn nhận đánh giá,
xây dựng chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN



VinEco  có 14 nông trường rau sạch và hệ thống phòng lab triệu đô trải khắp Việt Nam được ứng dụng công nghệ của Israel đang phát triển thị trường trong nước
và hướng tới xuất khẩu trong khối APEC. Ảnh: VNP



Nằm trong Dự án cải thiện năng suất lao động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam do JICA triển khai thực hiện trong 3 năm, công cụ 5S đã chứng minh được hiệu quả khi giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ “thay da đổi thịt” trong việc nâng cao năng suất của người lao động.Trong ảnh: Tình nguyện viên Muto tham gia chương trình phái cử Tình nguyện viên của JICA đến làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng  với mục tiêu giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng và năng suất. Ảnh: VNP


Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu sang các nước thuộc khối APEC. Ảnh: Tư liệu


Ngành hàng không Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua khi mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đạt 2 con số. Ảnh: VNP


Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm răng cấy nhân tạo implant của Công ty TNHH ICT Vina (thuộc Tập đoàn Dentium, Hàn Quốc). Ảnh: VNP

Theo thống kê, 11 trong 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký, đàm phán là với các đối tác nằm trong khu vực APEC.
Thông qua hợp tác APEC, Việt Nam đã mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học công nghệ…; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương với các nền kinh tế thành viên, đặc biệt là với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản.

Cũng thông qua APEC, Việt Nam đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp thế giới về chính sách thông thoáng của nước ta về thương mại, đầu tư, góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp APEC, tăng thêm lòng tin và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp APEC kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam./.


Bài: VNP tổng hợp - Ảnh: VNP, TTXVN

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những dấu ấn đậm nét ở Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những dấu ấn đậm nét ở Quốc hội

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm huyết, trăn trở cho hoạt động của Quốc hội. Đặc biệt, với kinh nghiệm thực tiễn qua 2 nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện, khách quan, sâu sắc về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; đồng thời có những định hướng chỉ đạo rất sát sao việc đổi mới để Quốc hội ngày càng hoàn thiện hơn.

Top