Là thành phố trực thuộc Trung ương, Trùng Khánh hiện là trung tâm kinh tế trọng yếu của khu vực phía Tây Nam Trung Quốc. Đây cũng là nơi tập trung các hoạt động kinh tế với những nhà máy bề thế và là nơi sinh sống của 33 triệu người dân.
Nằm trên lưu vực sông Trường Giang, sau khi đăng cơ năm 1189, Hoàng đế Tống Quang Tông đặt tên cho vùng đất này là Trùng Khánh với mong muốn người dân luôn có cuộc sống tràn ngập niềm vui bởi theo tiếng Hán, “Trùng Khánh” có nghĩa là “hạnh phúc nhân đôi”.
Thành phố trẻ Trùng Khánh hiện được coi là một trong những đô thị phát triển nhanh nhất Trung Quốc với cơ sở hạ tầng
phát triển hiện đại và đồng bộ.
Được mệnh danh là “Thành phố của những cây cầu”, ở trung tâm thành phố hiện có 24 cây cầu kết
nối các đô thị hai bên bờ sông Trường Giang.
Hàng loạt cao ốc mọc san sát nhau hai bên bờ sông Trường Giang.
Một cây cầu dây văng mới được xây dựng bắc qua sông Trường Giang.
Ngày càng có nhiều các chung cư cao cấp được xây dựng ở các vùng ven đô ở Trùng Khánh
nhằm phục vụ nhu cầu nhà ở người dân trong khu vực.
Biểu tượng “Giấc mơ Trung Hoa” xuất hiện nhiều ở các Trung tâm thương mại và khu vực công cộng ở Trùng Khánh.
Một góc của Tổ hợp chung cư cao cấp và Trung tâm thương mại ở trung tâm Thành phố.
Quần thể kiến trúc khu Hồng Nhai Động, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Ba Thục ở Trùng Khánh.
Một cụm điêu khắc gắn với hình ảnh đời thường gần gũi, dung dị của người dân Trùng Khánh
được đặt trong quần thể kiến trúc của khu Hồng Nhai Động.
Hệ thống truyền thông phát triển ở Trùng Khánh đang trở thành một trong những lĩnh vực tạo động lực mạnh mẽ,
thúc đẩy chiến lược quảng bá hình ảnh thành phố này ra thế giới.
Xưởng sản xuất xe hơi của Tập đoàn Lifan Trùng Khánh, một trong top 500 doanh nghiệp mạnh nhất Trung Quốc
và liên tiếp nhiều năm đứng đầu bảng top 50 doanh nghiệp tư nhân tại Trùng Khánh.
Mỗi ngày, xưởng lắp ráp xe hơi nguyên chiếc của Tập đoàn Lifan Trùng Khánh có thể hoàn thiện 500 chiếc xe hơi,
trong đó mỗi công đoạn sản xuất chỉ mất từ 3 đến 5 phút. |
Năm 1997, thành phố Trùng Khánh tách khỏi tỉnh Tứ Xuyên và bắt đầu tiến hành tái cơ cấu kinh tế với quy mô lớn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng với mục tiêu phát triển thành đô thị lớn độc lập lớn nhất vùng Tây Nam Trung Quốc. Theo Ủy ban cải cách và phát triển Thành ủy Trùng Khánh, những năm gần tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt hai con số, xếp vị trí thứ ba toàn Trung Quốc. Thế nên, người Trùng Khánh ví von rằng, cứ 6 tháng thành phố này phải thay bản đồ một lần để minh chứng cho tốc độ phát triển vượt bậc ấy.
Trùng Khánh cũng là thành phố quanh năm được bao phủ bởi sương mù và những cây cầu cao ngất ngưởng. Bởi thế, Trùng Khánh còn nổi tiếng với tên gọi là “Sơn thành” hay “Kiều thành” (thành phố của những cây cầu). Hiện Trùng Khánh đã xây dựng hơn 4000 cây cầu, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của dân cư mà đây còn là một trong những yếu tố phát triển kinh tế. Mạng lưới giao thông hiện đại, tiện lợi với 6 loại hình giao thông như: xe bus, tàu điện ngầm, tàu hỏa, cáp treo trên sông, tàu thủy, máy bay.
Theo quy hoạch của Thành phố, tới năm 2015 tỉ lệ đô thị hóa của Trùng Khánh sẽ đạt 60%.
Bia Giải Phóng lung linh trong đêm tọa lạc ngay giữa quảng trường trung tâm.
Người dân Trùng Khánh bên Bia Giải Phóng, tấm bia kỷ niệm chiến thắng phát xít Nhật
và là một trong những biểu tượng của thành phố.
Phụ nữ Trùng Khánh chuẩn bị tham gia cuộc thi múa dành cho lứa tuổi trung niên,
một trong những hoạt động sinh hoạt cộng đồng rất được chú trọng ở thành phố này.
Người dân Trùng Khánh sử dụng xe bus nội đô như một phương tiện đi lại chủ yếu trong thành phố.
Hàng loạt các thương hiệu lớn của các hãng thời trang trên thế giới
bày bán tại các Trung tâm thương mại ở Quảng trường trung tâm.
Trên một chiếc tàu du lịch hạng sang chở khách du ngoạn ngắm cảnh đêm trên sông Trường Giang.
Lẩu Uyên Ương, một trong những văn hóa ẩm thực nổi tiếng nhất Trùng Khánh
mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố. |
Trùng Khánh còn là thành phố có lịch sử văn hóa lâu đời. Xưa kia, nơi đây được biết đến là vùng đất Ba Thục của Lưu Bị (năm 161-223) với các dấu ấn còn lưu lại đến ngày nay như Bạch Đế Thành hay Miếu Trương Phi… Ngày nay, Trung tâm thành phố Trùng Khánh trở thành một khu đi bộ và mua sắm, được bao quanh bởi các cửa hiệu của các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, minh chứng cho tốc độ phát triển nhanh chóng của trung tâm kinh tế trọng yếu ở Tây Nam Trung Quốc này../.
Bài và ảnh: Trọng Chính - Thùy Dung