Đời sống Việt

Dưỡng sinh tâm thể cân bằng cuộc sống

Thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông vốn phổ biến trong đời sống của người Việt, nay được Viện nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc và dưỡng sinh Việt cùng Đại học Nguyễn Trãi nghiên cứu và phát triển, với mong muốn giúp người tập có sức khỏe, tinh thần bình an để làm những việc có ích cho xã hội và cộng đồng.
Dòng thiền dưỡng sinh tâm thể do vua Trần Nhân Tông (1258 -1308) sáng lập với tên gọi Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là dòng thiền kế thừa những nét căn bản của dòng thiền Phật hoàng với thông điệp “Đạo gắn với Đời”. Thiền dưỡng sinh là nét đặc sắc của văn hoá phương Đông, với lý luận có tính hệ thống, được ứng dụng nhằm tăng cường sức khoẻ, trừ bỏ nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận- Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi cho biết, thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông bao gồm “thiền tĩnh” và “thiền động” được tiếp thụ từ sư cụ Thích Thiện Tâm, trụ trì đình đền chùa Vũ Hạ (Quỳnh Phụ, Thái Bình)- là truyền nhân được truyền thừa dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử suốt 7 thế kỷ qua...

Sau 2 năm nghiên cứu, thực nghiệm, tháng 4/2019, nhà trường cùng Viện nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc và dưỡng sinh Việt báo cáo với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và được tập thể các nhà khoa học đánh giá cao. Với định hướng “Sức khỏe và an lạc cho người Việt”, Chương trình của dòng thiền dưỡng sinh tâm thể từng bước được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, bước đầu tập trung ở giới phật tử và lớp trẻ (học sinh, sinh viên).



Một buổi tập thiền dưỡng sinh tâm thể tại Ba Vì, Hà Nội.


Viện nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc và dưỡng sinh Việt hiện có 03 khóa học cơ bản dành cho những người mong muốn tập thiền.


Tập thiền không quá phức tạp, học viên cần kiên trì luyện tập để cải thiện sức khỏe cho mình.


Thầy Mạnh Hùng hướng dẫn học viên trong một lớp tập thiền của dưỡng sinh tâm thể.


Khóa thiền luôn chọn nơi có không gian trong lành phù hợp với cơ chế tập thiền.


Một trong nhiều tư thế thiền của dưỡng sinh tâm thể.


Những bài tập thiền dưỡng sinh tâm thể nhằm tạo lập lại sự cân bằng cho cơ thể vì mục tiêu sức khỏe.


Thiền dưỡng sinh là một nét đặc sắc của văn hoá phương Đông.


Ngay từ những buổi ban đầu, người học được giảng giải, hỗ trợ tập luyện đúng cách.


Người nước ngoài tham gia học thiền vừa nâng cao sức khỏe vừa hiểu thêm những nét đẹp văn hóa Việt.


Bằng cuộc sống tích cực, hướng thiện, tư duy tích cực những người học thiền mong muốn có thể đón nhận những năng lượng tích cực vì mục tiêu sức khỏe con người.

Hiện nay, Chương trình học thiền có 03 khóa học cơ bản gồm: Lớp cơ sở 10 buổi (miễn phí); Lớp nâng cao có học thêm võ tự vệ 30 buổi; Lớp đào tạo giảng viên thiền học 100 buổi. Sau khóa học, Viện nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc và dưỡng sinh Việt cùng trường Đại học Nguyễn Trãi sẽ cấp chứng chỉ cho học viên. Bác sỹ chuyên khoa 2 Phạm Hưng Củng nguyên Vụ trưởng Vụ Y học dân tộc (Bộ Y tế), Phó Viện trưởng Viện Y học dân tộc và Dưỡng sinh Việt cho biết: “Những người tập thiền dưỡng sinh thì có lá phổi sạch hơn, da dẻ sáng hơn, sinh khí tràn trề và hầu hết đều có dung mạo trẻ hơn so với tuổi. Đó chính là phản ứng tương hỗ giữa bên trong và bên ngoài mà y học phương Đông gọi là phổi khỏe thì da đẹp. "

Thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông chú trọng dưỡng tâm hướng đạo con người sống thiện lương, tạo ra cảm xúc mạnh mẽ có lợi cho sức khỏe, hình thành tâm tính hòa ái, sống lợi người, ích mình, có khả năng chịu được những áp lực tâm lý trong cuộc sống. Thiền phái này không phân biệt tu tại chùa hay tại gia, việc tu tập khơi tính thiện là ở mỗi con người, thức tỉnh bản tính phật trong tâm.

Nhiều học viên sau khi tham gia học đã hiểu thêm những nét đẹp văn hóa của dòng thiền, luyện thiền mang lại sức khỏe cho mỗi người. Ông Nguyễn Thái Hà- Viện nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc và dưỡng sinh Việt cho biết: "Viện sẽ phổ biến dòng thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông qua học online để ai cũng có thể tiếp cận và hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của dòng thiền này. Cho đến nay Viện đã có gần 2000 học viên tham gia học thiền"./.

 
Bài: Bích Vân - Ảnh: Việt Cường

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.

Top