Tiêu điểm

Đối ngoại Việt Nam 35 năm Đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn

Qua 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu quan trọng về đối ngoại. Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn dựa trên 3 trụ cột: Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và Đối ngoại nhân dân đã góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước.
Báo ảnh Việt Nam trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh
là dấu mốc quan trọng trong 35 đối ngoại của Việt Nam:

Đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Hoa Kỳ William Jefferson Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ảnh: The White House/TTXVN phát



Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995,
tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Ảnh: Trần Sơn – TTXVN



Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama và Tổng Bí thư Đỗ Mười trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ 18-19/4/1995. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN



Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư,
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN



Sáng 19/9/1995, Lễ kết nạp Quốc hội Việt Nam vào Tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO) và Lễ ký văn kiện chính thức xác nhận
Quốc hội Việt Nam là thành viên AIPO được tổ chức tại phiên khai mạc kỳ họp AIPO-16 ở Singapore. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN



Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995), chiều 25/10/1995, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ),
Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký LHQ Boutros B. Ghali. Ảnh: Cao Phong-TTXVN



Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM), còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, được chính thức thành lập vào năm 1996
trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok (1-2/3/1996). Ảnh: TTXVN



Ngày 14/11/1998, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ảnh: Thế Thuần- TTXVN



Tháng 12/1998, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức một hội nghị của Hiệp hội kể từ khi gia nhập. Ảnh: Thế Thuần - TTXVN



Chủ tịch nước Trần Đức Lương đọc diễn văn tại Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tại thành phố New York, Mỹ (6/9/2000). Ảnh: Trọng Nghiệp - TTXVN



Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì Lễ đón Tổng thống Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 - 19/11/2000.
Ông Bill Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới Việt Nam, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Ảnh: Trọng Nghiệp - TTXVN



Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), ngày 8-9/10/2004 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN



Cái bắt tay lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng, ngày 21/6/2005, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ
từ ngày 19 - 25/6/2005, đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ song phương sau 10 năm bình thường hoá.
Đây cũng là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh. Ảnh: AP/TTXVN phát



Thủ tướng Phan Văn Khải cũng lãnh đạo cấp cao ASEAN tham dự Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN, ngày 12/12/2005,
tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Tư liệu TTXVN



Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đo có tổ chức thành công APEC 2006 (18-19/11/2006) tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN



Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao ASEAN XVI và XVII tại thủ đô Hà Nội (10/2010).
Đây là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và kỷ niệm 15 năm gia nhập. Ảnh: Đức Tám-TTXVN



Thủ tướng Shinzo Abe chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15 - 18/9/2015. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Lần thứ hai Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC (Đà Nẵng, 11/2018). Ảnh: TTXVN



Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. Ảnh: THX/TTXVN phát



Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình
của Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Ảnh: Dương Giang - TTXVN



Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26)
được tổ chức tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), ngày 1/11/2021. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Bài và ảnh: TTXVN
 

 

Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Phát huy truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 – 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ gìn và phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng, không ngừng phát triển về mọi mặt, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Top