
Trong hơn 15 năm ra đời và phát triển dưới bom đạn kẻ thù (1960–1975), Thông tấn xã Giải phóng phải sơ tán trụ sở chính hàng chục lần.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam.
Trong ảnh: Tổ điện báo TTXGP điện tin từ mặt trận về căn cứ. Ảnh: TTXVN

Bản tin đầu tiên của TTXGP ra mắt ngày 12/10/1960. Ảnh: TTXGP

Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của Việt Nam Thông tấn xã
trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Điện báo viên B8 Thông tấn xã Giải phóng đang thu phát tin. Ảnh: TTXVN

Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã
lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. Ảnh: TTXVN

Tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã đưa tin, ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. Ảnh: TTXVN

Phóng viên ảnh Phong Vân (bút danh Chính Vân) của Thông tấn xã Giải phóng
khai thác thông tin về du kích xã An Phú, huyện Củ Chi bắn hạ máy bay Mỹ, tháng 4/1975. Ảnh: Nguyễn Đức Cảnh - TTXVN

Đoàn cán bộ phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng đi chiến dịch Hồ Chí Minh trên đường tiến về Sài Gòn. Ảnh: TTXVN

Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam.
Trong ảnh: Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tác nghiệp ở chiến trường Củ Chi. Ảnh: TTXVN

Bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho các phóng viên tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trong hơn 15 năm ra đời và phát triển dưới bom đạn kẻ thù (1960–1975), Thông tấn xã Giải phóng phải sơ tán trụ sở chính hàng chục lần.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam.
Trong ảnh: Kỹ thuật viên TTXGP điều khiển dàn máy Teletype. Ảnh: TTXGP

Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò nữ phóng viên Tuệ Oanh của Việt Nam Thông tấn xã về cách viết tin trong dịp đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội khóa III (26/4/1964).

Với hơn 260 liệt sỹ, TTXVN là cơ quan báo chí có số nhà báo hy sinh nhiều nhất trong số các cơ quan báo chí cả nước.
Trong ảnh: Liệt sỹ - nhà báo Lương Nghĩa Dũng, phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam
đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đến thăm Việt Nam Thông tấn xã, ngày 14/2/1967. Ảnh: TTXVN |