“Quy mô, tiềm năng phát triển của ngành in còn lớn, năng suất lao động cao hơn các ngành công nghiệp thông thường. Do đó, cần nhìn nhận phát triển ngành in như một ngành có tầm quan trọng và đóng góp cao”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, tổng doanh thu toàn ngành xuất bản trong năm qua đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng 33,3%); nộp ngân sách hơn 414,8 tỷ đồng; lợi nhuận (sau thuế) đạt hơn 429 tỷ đồng. Trong đó, có 5 nhà xuất bản có doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng; có 19/57 nhà xuất bản, chiếm 33,3% tổng số nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử (tăng 72,7%). Năm 2022 cũng là năm lần đầu tiên ngành xuất bản cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm.
Tại Hội nghị, Công ty cổ phần Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đã vinh dự được đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lĩnh vực xuất bản, in ấn và phát hành năm 2022.
Theo ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Vina CHG, trong 15 năm qua, Vina CHG đã đưa ra thị trường nhiều giải pháp chống hàng giả toàn diện mang tính pháp lý, trong đó có in tem chống hàng giả công nghệ cao, nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
“Vina CHG tự hào góp phần vào sự phát triển của ngành in nói riêng và phát triên kinh tế đất nước nói chung. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp chống giả theo xu hướng công nghệ số, mở rộng mảng in ấn bao bì ứng dụng các công nghệ chống hàng giả”, ông Nguyễn Viết Hồng chia sẻ.
Trong 5 năm tới, Vina CHG hướng đến mục tiêu trở thàmh nhà cung cấp giải pháp in bao bì nhận diện thương hiệu trọn gói, hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện từ khâu tư vấn, thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu, giải pháp chống hàng giả, sản xuất và bàn giao sản phẩm hoàn thiện đến tay khách hàng./.