Tin tức

Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mekong-Lan Thương

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai được tổ chức ngày 10/1/2018 tại Phnom Penh, Campuchia. 

Đây là Hội nghị mang tính định kỳ, được tổ chức hai năm một lần luân phiên giữa các nước thành viên. Hội nghị lần này sẽ do Campuchia và Trung Quốc chủ trì tổ chức. 

Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai dự kiến tổ chức vào ngày 10/1/2018 tại Phnom Penh, Campuchia, với dự kiến hai văn kiện chính là: Tuyên bố Phnom Penh; Kế hoạch 5 năm hợp tác Mekong-Lan Thương. 

Với chủ đề “Dòng sông hòa bình và phát triển bền vững của chúng ta,” Hội nghị dự kiến sẽ rà soát tình hình hợp tác kể từ sau Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, thảo luận phương hướng hợp tác thời gian tới, thông qua các văn kiện: Tuyên bố Phnom Penh, Kế hoạch hành động hợp tác Mekong-Lan Thương giai đoạn 2018-2022, Danh sách các đề xuất dự án hợp tác Mekong-Lan Thương đợt hai, báo cáo của sáu Nhóm công tác chuyên ngành.

Ngày 23/3/2016, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất đã chính thức khởi động giữa sáu nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và thống nhất các định hướng lớn cho cơ chế hợp tác. 

Mục tiêu bao trùm của hợp tác Mekong-Lan Thương là thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Ngoài ra, hợp tác Mekong-Lan Thương còn hướng tới mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thúc đẩy phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập toàn diện vào kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tình hữu nghị, quan hệ láng giềng tốt giữa nhân dân các nước. 

Sáu nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân. Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác là đồng thuận, bình đẳng, phối hợp, tham vấn lẫn nhau, tự nguyện, cùng đóng góp, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Hợp tác Mekong-Lan Thương sẽ đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực ưu tiên là quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. 

Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của hợp tác Mekong-Lan Thương đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia ngay từ giai đoạn đầu quá trình hình thành cơ chế hợp tác này.

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc và các nước tiểu vùng Mekong triển khai dự án chung về thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực về quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong, trong đó có việc đóng góp tài chính, chuyên gia làm việc tại Trung tâm này./. 

TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top