Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn bài viết này nhận định nhờ tăng trưởng vững chắc, các hiệp định thương mại cùng các điều kiện đầu tư thuận lợi, Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Theo bài viết, là đầu tàu tăng trưởng khu vực, kể từ đầu thiên niên kỷ này, Việt Nam luôn đạt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình 6,2%, một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất châu Á. Việt Nam cũng đã vượt qua những năm đại dịch COVID-19 tương đối tốt mà không bị suy thoái, thậm chí năm ngoái tăng trưởng còn đạt trên 8% - mức tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua.
Bài viết dẫn báo cáo của Hội đồng Kinh tế lưu vực Thái Bình Dương (PBEC), cho biết thị trường Việt Nam gần đây ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi phần lớn các công ty dịch chuyển sản xuất và đa dạng hoá chuỗi cung ứng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt kinh tế trong cuộc chiến thương mại, những khó khăn liên quan tới chuỗi cung ứng cũng như hậu quả khó lường do đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp phải tính tới việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất thấp hơn ở Việt Nam cũng là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cũng theo bài báo, trong thập niên qua, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia chỉ xuất khẩu nông sản, giày dép và quần áo thành nhà sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị máy tính quan trọng. Điều này một phần liên quan đến tập đoàn điện tử Samsung khi một nửa số điện thoại di động của công ty Hàn Quốc này được sản xuất tại Việt Nam và chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cho dù sản xuất mới chủ yếu tập trung ở khâu lắp ráp.
Tác giả bài viết cho rằng điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác trong ASEAN là việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2020. Theo ông Dietmar Schwank, Trưởng Phòng Kinh tế Áo (WKÖ) tại Việt Nam, đây là đặc điểm "độc nhất vô nhị" của Việt Nam bởi cho tới nay, EU chưa ký kết một FTA với bất kỳ quốc gia mới nổi nào khác. Chính các thoả thuận thương mại giúp tạo ra sự an toàn cho các công ty đang muốn tìm kiếm các thị trường tham chiếu khác.
Bài viết dẫn báo cáo của Hội đồng Kinh tế lưu vực Thái Bình Dương (PBEC), cho biết thị trường Việt Nam gần đây ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi phần lớn các công ty dịch chuyển sản xuất và đa dạng hoá chuỗi cung ứng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt kinh tế trong cuộc chiến thương mại, những khó khăn liên quan tới chuỗi cung ứng cũng như hậu quả khó lường do đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp phải tính tới việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất thấp hơn ở Việt Nam cũng là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cũng theo bài báo, trong thập niên qua, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia chỉ xuất khẩu nông sản, giày dép và quần áo thành nhà sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị máy tính quan trọng. Điều này một phần liên quan đến tập đoàn điện tử Samsung khi một nửa số điện thoại di động của công ty Hàn Quốc này được sản xuất tại Việt Nam và chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cho dù sản xuất mới chủ yếu tập trung ở khâu lắp ráp.
Tác giả bài viết cho rằng điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác trong ASEAN là việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2020. Theo ông Dietmar Schwank, Trưởng Phòng Kinh tế Áo (WKÖ) tại Việt Nam, đây là đặc điểm "độc nhất vô nhị" của Việt Nam bởi cho tới nay, EU chưa ký kết một FTA với bất kỳ quốc gia mới nổi nào khác. Chính các thoả thuận thương mại giúp tạo ra sự an toàn cho các công ty đang muốn tìm kiếm các thị trường tham chiếu khác.
Ông Schwank nhấn mạnh Việt Nam là "đối tác được nhiều nước săn đón" và Áo cũng muốn hiện diện mạnh mẽ hơn ở quốc gia Đông Nam Á này. Trong ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Áo với kim ngạch thương mại song phương, bao gồm hàng hóa và dịch vụ, đạt 1,65 tỷ euro (gần 1,9 tỷ USD). Trong năm 2022, xuất khẩu trực tiếp của Áo sang Việt Nam tăng 24% và nhập khẩu tăng 13%.
Bài báo nhận định chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Schallenberg và phái đoàn kinh tế do Phó Chủ tịch WKÖ Philipp Gady dẫn đầu sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế xuất khẩu của Áo. Theo Bộ trưởng Schallenberg, cả khu vực đang chuyển mình và Bộ Ngoại giao Áo sẽ đi tiên phong, hỗ trợ nền kinh tế xuất khẩu của Áo tại Việt Nam - điều sẽ góp phần vào việc củng cố và đa dạng hoá quan hệ của Áo với khu vực. Trong khi đó, WKÖ nhận thấy nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Áo tại Việt Nam, nhất là với các sản phẩm công nghiệp. Theo ông Gady, Áo có thể hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng của Việt Nam như cung cấp máy móc chế biến nhựa, tái chế hay chế biến gỗ./.
Bài báo nhận định chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Schallenberg và phái đoàn kinh tế do Phó Chủ tịch WKÖ Philipp Gady dẫn đầu sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế xuất khẩu của Áo. Theo Bộ trưởng Schallenberg, cả khu vực đang chuyển mình và Bộ Ngoại giao Áo sẽ đi tiên phong, hỗ trợ nền kinh tế xuất khẩu của Áo tại Việt Nam - điều sẽ góp phần vào việc củng cố và đa dạng hoá quan hệ của Áo với khu vực. Trong khi đó, WKÖ nhận thấy nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Áo tại Việt Nam, nhất là với các sản phẩm công nghiệp. Theo ông Gady, Áo có thể hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng của Việt Nam như cung cấp máy móc chế biến nhựa, tái chế hay chế biến gỗ./.