Tin tức

Triển lãm “Kinh đô Hoa Lư và di tích lịch sử – Văn hóa Bạc Liêu”

Các đại biểu tham quan Triển lãm “Kinh đô Hoa Lư và di tích lịch sử – văn hóa Bạc Liêu”.
Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Ngày 20/3, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Ninh Bình tổ chức Triển lãm chuyên đề “Kinh đô Hoa Lư và di tích lịch sử - Văn hóa Bạc Liêu” nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di vật văn hóa nói riêng.

Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật khái quát về sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt và Kinh đô Hoa Lư trên mảnh đất Ninh Bình “địa linh nhân kiệt”, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng đế, Lê Đại Hành Hoàng đế và quá trình dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội) của Lý Thái Tổ.

Tại triển lãm du khách có dịp tìm hiểu những giá trị tiêu biểu của các giá trị di tích lịch sử - Văn hóa ở Bạc Liêu, cụ thể là ngôi đình làng có từ xa xưa được các vị vua triều Nguyễn như: Tự Đức, Khải Định ban sắc phong cho thần Thành Hoàng Bổn Cảnh - theo tín ngưỡng dân gian đây là vị thần có công phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân càng ngày sung túc…

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Tự cho biết: Đây là lần đầu tiên Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức trưng bày về di tích lịch sử - Văn hóa, cùng các di vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học… trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Bình Nguyễn Xuân Khang, Triển lãm là hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phục vụ cán bộ và nhân dân Bạc Liêu. Đây cũng là dịp để nhân dân Ninh Bình nói chung và Bảo tàng Ninh Bình nói riêng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thắm tình giữa hai tỉnh Ninh Bình - Bạc Liêu.

Triển lãm “Kinh đô Hoa Lư và di tích lịch sử - Văn hóa Bạc Liêu” diễn ra đến hết ngày 25/3./.


TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top