Tin tức

Ngày Xuân, xem trai làng Triều Khúc múa điệu trống bồng

Múa trống bồng trở thành niềm tự hào và đam mê của nhiều thế hệ trai làng Triều Khúc.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một điệu múa cổ vô cùng độc đáo của đất Thăng Long xưa, trở thành niềm tự hào và đam mê của nhiều thế hệ trai làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội), đó là điệu múa trống bồng.

Những ngày Xuân sang, dịp lễ Tết, hội làng hay tại các sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, người dân nô nức đón xem các chàng trai lả lướt múa điệu trống bồng trong sự phấn kích, tràn đầy vui tươi.

Nói là độc đáo ở chỗ, người múa là các chàng trai hóa trang giả gái, má phấn môi son, mặc áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ trông rất đáng yêu. Điệu múa cũng hồn nhiên, phóng khoáng không kém, người múa lả lướt theo điệu nhạc, chân khua duyên dáng, đặc biệt ánh mắt phải lúng liếng.

Khi múa, hai người lúc giáp mặt, khi giáp lưng và miệng luôn cười tủm tỉm. Ngay cả tên gọi điệu múa theo cách gọi gốc cũng toát lên sự hồn hậu, đáng yêu - “con đĩ đánh bồng,” sau này mọi người gọi chệch thành múa trống bồng.

Sở dĩ điệu múa có tên khác lạ bởi thời xưa, các cụ yêu quý gọi con trai, con gái nên gọi theo cách trìu mến là “thằng cu,” “con đĩ” và điệu múa mới có tên như vậy. Xem múa trống bồng, người ta cảm nhận sự vui tươi, hạnh phúc từ vũ điệu, thần thái của các chàng trai giả gái mang lại. Sự phấn khích từ người múa lan tỏa đến người xem mà không nhiều điệu múa tạo được hiệu ứng này.

Người dân Triều Khúc không nhớ điệu múa đánh bồng có từ khi nào, chỉ biết khi các cụ sinh ra đã thấy dân làng vui múa trong các dịp hội hè. Cứ đời này sang đời khác, múa trống bồng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân làng Triều Khúc và trở thành nghi thức không thể thiếu trong những ngày hội làng.

Gốc gác của điệu múa trống bồng là một nghi thức của hội làng Triều Khúc (diễn ra từ ngày 9-12 tháng Giêng hàng năm) nhằm tưởng nhớ công lao của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có công đánh đuổi giặc phương Bắc.

Để khích lệ tướng sỹ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng để múa. Sau này, dân làng Triều Khúc tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao của ngài và trong lễ rước Thành hoàng Phùng Hưng có nghi thức múa trống bồng. 

Thuở xưa, múa trống bồng chỉ có một đôi nam tượng trưng cho Mặt Trời, khi múa sẽ di chuyển ngược kim đồng hồ xung quanh ban nhạc công sáu người tượng trưng cho quả đất. Bởi quan niệm của người xưa Mặt Trời tròn, quả đất vuông nên khi múa người ta sẽ di chuyển xung quanh tạo vòng tròn tương tự Mặt Trời, sáu nhạc công đứng ở bốn góc tại đình tạo thành hình vuông.

Điệu múa này mang quan niệm nhân sinh quan rất rõ, có sự giao hòa giữa trời và đất theo quy luật tự nhiên. Sau này, mọi người mới tăng lên bốn hoặc sáu đôi hoặc tối đa là mười đôi múa để tạo sự rộn rã, sinh động. 

Thời gian cứ trôi, mãi đến những năm từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, múa trống bồng bị mai một do thời kỳ chiến tranh, tất cả đều dồn sức cho kháng chiến, Lễ hội không được tổ chức.

Vào những năm thập niên 80, khi cuộc sống vật chất và tinh thần dần cải thiện, các bậc cao niên trong làng trăn trở với điệu múa truyền thống của tiền nhân nên đã cất công khôi phục./.

TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top