Tin tức

Lạng Sơn tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Tùng -TTXVN
Ngày 27/6, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh dự hội nghị.

Qua 15 năm triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc, kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá cao, bình quân mỗi năm giai đoạn 2004 - 2018 đạt 7,86%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2018 đạt 34,59 triệu đồng, tương đương 1.522 USD, gấp 4,9 lần năm 2003. Sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định và khá toàn diện. Hết năm 2018, toàn tỉnh có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đời sống nhân dân khu vực nông thôn, vùng xa, biên giới, vùng khó khăn được cải thiện và nâng lên.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị ở Lạng Sơn còn bộc lộ một số hạn chế. Đáng lưu ý, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm chưa bền vững. Các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào lắp ráp và chế biến thô, chưa tạo ra được nhiều hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. 

Các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung đánh giá, phân tích vào một số vấn đề được coi là những “nút thắt”, “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của Lạng Sơn. Đó là hạ tầng kinh tế còn thấp kém; khó khăn về nguồn nhân lực, mặt bằng sản xuất, thu hút vốn đầu tư…dẫn đến chưa khai thác phát triển được một số lợi thế về du lịch, nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế cửa khẩu.

Tại hội nghị, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu Lạng Sơn đã đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung và Lạng Sơn nói riêng có nhiều khó khăn, thách thức.

Từ thực tiễn của địa phương, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch, xác định đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng. Trong đó, tỉnh tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu để khu vực này trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, phấn đấu xây dựng Lạng Sơn trở thành đầu mối xuất khẩu lớn của cả nước. Tỉnh cần có những chính sách đặc thù nhằm ổn định dân cư khu vực biên giới do đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời tập trung phát triển các mặt hàng nông lâm sản địa phương, đặc biệt là trồng rừng và khai thác rừng một cách hiệu quả nhằm đảm bảo đời sống cho người dân các dân tộc thiểu số.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành công tác lập và triển khai Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với định hướng tại Quy hoạch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng thời phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững./.

TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top