Tin tức
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương: Phát triển nông nghiệp hữu cơ vi sinh theo chuỗi 5 nhà
Ngay sau khi được thành lập ngày 19/01/2017, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã bắt tay xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, gồm 5 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Từ chuỗi liên kết này, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã gặt hái được những thành tựu ban đầu, đặt nền móng cho một phương pháp sản xuất nông nghiệp mang tên “Giải pháp hữu cơ vi sinh”, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân…
Từ diện tích 5.800m2 trồng rau ban đầu của xã viên góp vốn với Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương làm mô hình, Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương cử đại diện là Chủ tịch Hội Nông dân xã tham gia vai trò nhà quản lý để giám sát và hỗ trợ mô hình phát triển (nhà quản lý); HTX mời Giáo sư Vũ Hoan cố vấn ươm tạo và hướng dẫn phương pháp triển khai để mô hình thành công (nhà khoa học); HTX mời bà Vũ Thị Hậu, khi đó là Phó Tổng Giám đốc Hệ thống siêu thị Fivimart tham gia tư vấn sản xuất và thu mua sản phẩm (nhà phân phối); HTX sử dụng công nghệ CheckVN để cập nhật nhật ký sản xuất hữu cơ vi sinh trên đồng ruộng và kết nối với người tiêu dùng qua mã Qrcode định danh sản phẩm.
Sau thời gian dài sử dụng chất hóa học trong canh tác, nông dân đã làm thoái hóa đất, ô nhiễm tầng nước mặt, rau màu dễ bị nhiễm bệnh, sức khỏe người trực tiếp sản xuất bị ảnh hưởng và môi trường nông thôn bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt, các câu chuyện về thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn phản ánh thói quen sản xuất ỉ lại vào thành tựu hóa học và hệ lụy của sản xuất hóa học đã dẫn đến một định kiến sâu sắc của người tiêu dùng với một con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa địa về người nông dân. Tại thời điểm đó, để áp dụng một phương pháp mới là một thách thức lớn đối với HTX.
Làm sao để chủ động sản xuất mà không phụ thuộc vào hóa học và nguồn phân bón ngoại nhập? Làm sao để chứng minh sự khác biệt của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vi sinh do người nông dân sản xuất? người nông dân không phải kẻ tội đồ làm nên con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa địa cho người tiêu dùng? Làm sao để nhiều người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng cao và giá thành phù hợp?
Chị Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương cho biết: “Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm các nhà khoa học trẻ của HTX đã nghiên cứu thành công một loại chế phẩm vi sinh, đăng ký sở hữu trí tuệ và được chấp nhận hợp lệ. Được sự tham gia giúp đỡ của Phó Giáo sư Dương Văn Hợp (lúc đó là Viện trưởng Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhóm nghiên cứu và Phó Giáo sư Dương Văn Hợp đã phân lập thành công 5 chủng vi sinh vật bản địa hữu ích để tạo ra một chế phẩm ban đầu. Từ chế phẩm này, HTX đã chế tạo thành công một bộ sản phẩm để làm thức ăn phụ trong chăn nuôi, xử lý môi trường, cải tạo đất, dinh dưỡng cây trồng và xua đuổi côn trùng với các nguyên liệu từ hoa quả, thảo mộc và nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Hiện tại, sản phẩm này đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đăng ký hợp quy, hợp chuẩn để đủ điều kiện lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, giá thành sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và chăm sóc bằng chế phẩm VBIO - Đa Năng (còn tên gọi nữa là BIO EM 5in1) tương đương với sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp hóa học nhưng chất lượng sản phẩm vượt trội, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Đặc biệt, chế phẩm sử dụng hiệu quả cả trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Năm 2018, HTX đã được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cấp tài khoản quản lý trên hn.check.net.vn. Tại đồng ruộng, nông dân của HTX cập nhật nhật ký sản xuất trên app CheckVN dành cho người sản xuất các thông tin về lô sản xuất, loại cây trồng, vật tư, phân bón và nhấn ok để lưu thông tin, định vị vị trí xác thực vùng trồng, thời gian sản xuất.
Do ruộng đất của Tiên Dương bị quy hoạch làm khu đô thị lõi của thành phố Hà Nội, HTX đã liên kết với Công ty Hải Anh, HTX nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá, HTX nông nghiệp hữu cơ Việt Hùng, HTX rau an toàn Ngọc Bộ… và một số thành viên liên kết sản xuất, kết nối các đơn vị thu mua như: Bác Tôm, Thuận Thiên, Bigreen, Ngôi sao xanh… nhằm lan tỏa lợi ích của “Giải pháp hữu cơ vi sinh”; xây dựng bộ quy tắc sản xuất hữu cơ vi sinh và bộ TCCS về sản xuất hữu cơ vi sinh để triển khai thực hiện.
Từ một hợp tác xã ban đầu, hiện tại đã có nhiều đơn vị cùng HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương phát triển thành Liên hiệp HTX Nông nghiệp Hữu cơ và Dược Liệu Việt Nam, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, chủ động nguồn cung đầu vào bao gồm các loại chế phẩm vi sinh và phân bón hữu cơ để làm nên sản phẩm chất lượng, an toàn.
Tại Hội nghị đánh giá mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ vi sinh theo chuỗi liên kết 5 nhà, Tiến sĩ Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, đã đánh giá cao việc áp dụng giải pháp hữu cơ sinh học hoàn nguyên cho đất, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản. Ông phấn khởi chia sẻ: “Tôi rất vui khi sản phẩm nông nghiệp địa phương được áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học tiên tiến của cuộc cách mạng 4.0 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên hiệp Khoa học và Kỹ Thuật, Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển mang lại. Tôi đồng tình quan điểm đa số nông dân Việt Nam đều áp dụng nguyên lý hoàn nguyên cho đất, sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu và phân hóa học. Vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nông thôn sẽ được cải thiện rõ rệt, sản phẩm hàng hóa nông sản sẽ có giá trị cao và sức khỏe người tiêu dùng sẽ được bảo vệ”.
Từ diện tích 5.800m2 trồng rau ban đầu của xã viên góp vốn với Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương làm mô hình, Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương cử đại diện là Chủ tịch Hội Nông dân xã tham gia vai trò nhà quản lý để giám sát và hỗ trợ mô hình phát triển (nhà quản lý); HTX mời Giáo sư Vũ Hoan cố vấn ươm tạo và hướng dẫn phương pháp triển khai để mô hình thành công (nhà khoa học); HTX mời bà Vũ Thị Hậu, khi đó là Phó Tổng Giám đốc Hệ thống siêu thị Fivimart tham gia tư vấn sản xuất và thu mua sản phẩm (nhà phân phối); HTX sử dụng công nghệ CheckVN để cập nhật nhật ký sản xuất hữu cơ vi sinh trên đồng ruộng và kết nối với người tiêu dùng qua mã Qrcode định danh sản phẩm.
Sau thời gian dài sử dụng chất hóa học trong canh tác, nông dân đã làm thoái hóa đất, ô nhiễm tầng nước mặt, rau màu dễ bị nhiễm bệnh, sức khỏe người trực tiếp sản xuất bị ảnh hưởng và môi trường nông thôn bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt, các câu chuyện về thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn phản ánh thói quen sản xuất ỉ lại vào thành tựu hóa học và hệ lụy của sản xuất hóa học đã dẫn đến một định kiến sâu sắc của người tiêu dùng với một con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa địa về người nông dân. Tại thời điểm đó, để áp dụng một phương pháp mới là một thách thức lớn đối với HTX.
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã liên kết với Công ty Hải Anh, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá… để lan tỏa lợi ích của “Giải pháp hữu cơ vi sinh”. Người nông dân yên tâm khi giá thành sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và chăm sóc bằng chế phẩm VBIO - Đa Năng (còn tên gọi nữa là BIO EM 5in1) tương đương với sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp hóa học nhưng chất lượng sản phẩm vượt trội, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Sản phẩm nông sản áp dụng “Giải pháp hữu cơ vi sinh” có giá trị kinh tế cao và bảo vệ được sức khỏe người tiêu dùng. Chị Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương cho biết: “Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã khẳng định được chất lượng, tạo niềm tin với người tiêu dùng”. Năm 2018, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cấp tài khoản quản lý trên hn.check.net.vn. Tại Hội nghị đánh giá mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết 5 nhà, Tiến sĩ Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, đã đánh giá cao việc áp dụng giải pháp hữu cơ sinh học hoàn nguyên cho đất, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản. Chị Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương ký văn bản hợp tác liên kết sản xuất, lan tỏa “Giải pháp hữu cơ vi sinh”. |
Chị Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương cho biết: “Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm các nhà khoa học trẻ của HTX đã nghiên cứu thành công một loại chế phẩm vi sinh, đăng ký sở hữu trí tuệ và được chấp nhận hợp lệ. Được sự tham gia giúp đỡ của Phó Giáo sư Dương Văn Hợp (lúc đó là Viện trưởng Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhóm nghiên cứu và Phó Giáo sư Dương Văn Hợp đã phân lập thành công 5 chủng vi sinh vật bản địa hữu ích để tạo ra một chế phẩm ban đầu. Từ chế phẩm này, HTX đã chế tạo thành công một bộ sản phẩm để làm thức ăn phụ trong chăn nuôi, xử lý môi trường, cải tạo đất, dinh dưỡng cây trồng và xua đuổi côn trùng với các nguyên liệu từ hoa quả, thảo mộc và nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Hiện tại, sản phẩm này đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đăng ký hợp quy, hợp chuẩn để đủ điều kiện lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, giá thành sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và chăm sóc bằng chế phẩm VBIO - Đa Năng (còn tên gọi nữa là BIO EM 5in1) tương đương với sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp hóa học nhưng chất lượng sản phẩm vượt trội, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Đặc biệt, chế phẩm sử dụng hiệu quả cả trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Năm 2018, HTX đã được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cấp tài khoản quản lý trên hn.check.net.vn. Tại đồng ruộng, nông dân của HTX cập nhật nhật ký sản xuất trên app CheckVN dành cho người sản xuất các thông tin về lô sản xuất, loại cây trồng, vật tư, phân bón và nhấn ok để lưu thông tin, định vị vị trí xác thực vùng trồng, thời gian sản xuất.
Do ruộng đất của Tiên Dương bị quy hoạch làm khu đô thị lõi của thành phố Hà Nội, HTX đã liên kết với Công ty Hải Anh, HTX nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá, HTX nông nghiệp hữu cơ Việt Hùng, HTX rau an toàn Ngọc Bộ… và một số thành viên liên kết sản xuất, kết nối các đơn vị thu mua như: Bác Tôm, Thuận Thiên, Bigreen, Ngôi sao xanh… nhằm lan tỏa lợi ích của “Giải pháp hữu cơ vi sinh”; xây dựng bộ quy tắc sản xuất hữu cơ vi sinh và bộ TCCS về sản xuất hữu cơ vi sinh để triển khai thực hiện.
Từ một hợp tác xã ban đầu, hiện tại đã có nhiều đơn vị cùng HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương phát triển thành Liên hiệp HTX Nông nghiệp Hữu cơ và Dược Liệu Việt Nam, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, chủ động nguồn cung đầu vào bao gồm các loại chế phẩm vi sinh và phân bón hữu cơ để làm nên sản phẩm chất lượng, an toàn.
Tại Hội nghị đánh giá mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ vi sinh theo chuỗi liên kết 5 nhà, Tiến sĩ Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, đã đánh giá cao việc áp dụng giải pháp hữu cơ sinh học hoàn nguyên cho đất, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản. Ông phấn khởi chia sẻ: “Tôi rất vui khi sản phẩm nông nghiệp địa phương được áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học tiên tiến của cuộc cách mạng 4.0 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên hiệp Khoa học và Kỹ Thuật, Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển mang lại. Tôi đồng tình quan điểm đa số nông dân Việt Nam đều áp dụng nguyên lý hoàn nguyên cho đất, sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu và phân hóa học. Vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nông thôn sẽ được cải thiện rõ rệt, sản phẩm hàng hóa nông sản sẽ có giá trị cao và sức khỏe người tiêu dùng sẽ được bảo vệ”.
Bài và ảnh: Hoàng Hà