Tin tức

Hội nghị phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thanh Trì năm 2023

Nhận thức vai trò, ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời, nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của trung ương và thành phố trong thực hiện chương trình OCOP, huyện Thanh Trì tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cuối năm 2023 để nâng chất lượng, tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề, nông sản…
  Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thanh Trì tháng 12/2023.  

Lợi thế lớn khi tham gia OCOP hợp tác xã dịch vụ tổng hợp An Phát (HTX An Phát - xóm 9, thôn 3, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì) đang có 30ha rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết, bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hécta rau, củ, quả của các xã: Đặng Xá (Gia Lâm), Nam Phương Tiến (Chương Mỹ), Duyên Hà (Thanh Trì), Bắc Hồng (Đông Anh).

   Các thương hiệu sẽ thuyết trình về sản phẩm của mình trước Hội đồng thẩm định.  

Mỗi ngày, HTX này cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn rau, củ các loại; doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng/năm. "Năm 2019, chúng tôi đăng ký 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, gồm: Su hào, bắp cải, súp lơ, rau muống, cà chua, giá đỗ và đậu phụ" - Giám đốc HTX An Phát Lưu Ngọc Nam chia sẻ.

  Hội đồng thẩm định các sản phẩm tại hội nghị.  

Về lĩnh vực này, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Đặng Đức Quỳnh cho hay, Thanh Trì đang có nhiều vùng sản xuất tập trung: Trồng cây ăn quả ở xã Vạn Phúc, rau an toàn ở xã Yên Mỹ, nuôi thủy sản ở xã Đông Mỹ, lúa chất lượng cao ở xã Vĩnh Quỳnh. Bên cạnh đó, Thanh Trì còn có nhiều làng nghề.

  Các sản phẩm đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc .  
Bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà), miến dong (xã Hữu Hòa), dệt (xã Tân Triều)... với hàng trăm doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tham gia. Đây chính là lợi thế để huyện phát triển chương trình OCOP. Mục tiêu của Thanh Trì đến 2020 có 45 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp thành phố (từ 3-4 sao). Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 90 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP.
  Các dòng sản phẩm sẽ được thẩm định trên các yếu tổ quy định khi tham gia OCOP .  

Cơ hội tăng giá trị sản phẩmĐể đạt tiêu chí sản phẩm OCOP cấp thành phố, hiện nay, các chủ thể tham gia chương trình OCOP huyện Thanh Trì đang củng cố chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Giám đốc HTX An Phát Lưu Ngọc Nam cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm; thực hiện vùng sản xuất theo quy trình VietGAP; cải tiến mẫu mã, bao bì…

  Huyện Thanh Trì tham gia với 46 dòng sản phẩm đến từ 7 công ty trên toàn huyện.  

“Các tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP cũng chính là những việc mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện để hoàn thiện sản phẩm. Chúng tôi coi việc tham gia OCOP là cơ hội để củng cố chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng niềm tin cho người tiêu dùng” - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội Bùi Văn Thành cho biết.

  Các dòng sản phẩm tái chế tại huyện Thanh Trì.  

Cùng với đó, Thanh Trì đã tập huấn cho hơn 200 lượt người là chủ thể tham gia OCOP và cán bộ thực hiện chương trình; hướng dẫn các chủ thể lập hồ sơ sản phẩm, lựa chọn sản phẩm để đánh giá, phân hạng. Mới đây, Thanh Trì triển khai công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2019 đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Qua đó, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện đã bình xét, lựa chọn được 29 sản phẩm (rau, củ, quả; thịt lợn; giò, chả…) của các HTX, doanh nghiệp để đề nghị thành phố công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố.

                          Bài, ảnh: Khánh Long / Báo ảnh Việt Nam


Top