Tin tức

Giao lưu văn hóa Việt-Nhật với áo dài và hoa vải Tsumami


Các nghệ nhân đến từ Nhật Bản tận tình hướng dẫn kỹ thuật làm hoa vải Tsumami.
Ảnh: Sơn Nghĩa/VNP

Chiếc áo dài đính hoa Tsumami được tặng lại cho các nghệ nhân đến từ Nhật Bản.
Ảnh: Sơn Nghĩa/VNP
Sáng 11/3, tại Bảo tàng Áo dài (77 Nguyễn Huệ, Tp. Hồ Chí Minh) Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội Hoa vải Tsumami (Nhật Bản) tổ chứcchương trình Giao lưu văn hóa Việt – Nhật với chủ đề “Áo dài và hoa vải Tsumami”.

Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Huỳnh Ngọc Vân, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Tp Hồ Chí Minh nhấn mạnh, chương trình giao lưu này là món quà tinh thần quý báu mà nhân dân hai nước trao tặng cho nhau nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, học hỏi lẫn nhau, tôn trọng và yêu quý nhau hơn. 

Bà Huỳnh Ngọc Vân cho biết, áo dài Việt Nam đã được nhiều người dân Nhật Bản yêu thích, mong rằng nghệ thuật hoa vải Tsumami của Nhật Bản sẽ có cơ hội chinh phục nhân dân Việt Nam cũng như trà đạo Nhật, nghệ thuật xếp giấy Origami, thơ Haiku, múa Yosakoi… và nhiều nét văn hoá độc đáo khác của Nhật Bản đang phát triển mạnh tại Việt Nam.

Hoa vải Tsumami là môn nghệ thuật gấp vải truyền thống của Nhật Bản, có lịch sử hình thành khoảng từ 200 năm trước tại Kyoto. Từ những miếng vải vuông cùng với dụng cụ đơn giản là nhíp và hồ nước làm từ bột gạo, các nghệ nhân đã khéo léo tạo ra các món đồ trang trí tuyệt đẹp cho người phụ nữ.

Tại buổi giao lưu, các nghệ nhân đến từ Nhật Bản đã tận tình hướng dẫn công chúng yêu thích nghệ thuật làm hoa vải Tsumami cách làm ra những chiếc hoa vải nhỏ xinh và duyên dáng.

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã giới thiệu nét đẹp của hoa vải Tsumami với hai mẫu hoa cúc và hoa anh đào mang ý nghĩa đại diện cho đặc trưng cho hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và kết chúng trên hai chiếc áo dài Việt Nam.

Tà áo dài được đính thêm những chiếc hoa vải Tsumami xinh xắn của Nhật Bản không chỉ là sự kết hợp sáng tạo, hài hòa, mà còn tôn thêm nét đẹp văn hóa, bản sắc của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản.

Sau khi thực hiện xong, tác phẩm được tặng lại cho các nghệ nhân đến từ Nhật Bản./.
Tin, ảnh: Sơn Nghĩa

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top