Tin tức

Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt

Thanh đồng Đặng Thị Nhiễu, thủ nhang đền Rừng thực hành nghi lễ hầu đồng. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN
Sáng 24/10, Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Hà Nội 2019 do Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức, đã diễn ra tại đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Ba mươi vị đồng đền, thanh đồng đến từ Hà Nội và các tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Gia Lai, Yên Bái đã tham gia giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng; trong đó 50% thanh đồng có độ tuổi dưới 40 tuổi. Thanh đồng cao niên nhất là cụ Đặng Thị Nhiễu 84 tuổi, là đồng đền của đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên; trẻ tuổi nhất là Bùi Quý Nam, 18 tuổi, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Cùng với đó là các đồng thầy, đồng đền, thủ nhang, các chi hội trưởng, chi hội phó chi hội di sản văn hóa cơ sở, tổ trưởng các tổ trực thuộc Câu lạc bộ Văn hóa thờ Mẫu và hát Văn Hà Nội. Đây là nét đổi mới thể hiện tính đa dạng về thành phần tham dự cuộc giao lưu năm nay.

Cuộc Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Hà Nội 2019 nhằm động viên các thanh đồng, đạo quán và các hội viên tiếp tục tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, ghi nhận những đổi mới trong thực hành nghi lễ hầu đồng, song vẫn đảm bảo kế thừa truyền thống, đúng lễ nghi, phép tắc.

Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội cho biết, đây cũng là dịp để các đồng đền, thủ nhang, các thanh đồng, đạo quán và các nghệ nhân hát văn… gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng thực hành nghi lễ, về đạo cụ, trang phục, âm nhạc, lời ca trong thực hành nghi lễ hầu đồng.

Cuộc giao lưu diễn ra đến hết ngày 27/10 tại đền Rừng. Buổi tổng kết, vinh danh, khen thưởng diễn ra sáng 1/11 tại Di tích đình, đền Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội./.

TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top