Tin tức

Đề nghị xét tặng danh hiệu cho hơn 800 nghệ nhân di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Đẹ (phải) trong lĩnh vực ca trù
được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân. (Ảnh: TTXVN)
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 103 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và 733 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (đối với các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) do hội đồng cấp tỉnh/thành phố gửi hội đồng chuyên môn cấp Bộ.

Các cá nhân được đề nghị xét tặng hai loại danh hiệu (nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú) là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể: nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, sân khấu…), ngữ văn dân gian (dân ca, sử thi, hò, vè…), tập quán xã hội và tín ngưỡng (hương ước, nghi lễ…), tri thức dân gian (ẩm thực, trang phục…), nghề thủ công truyền thống…

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian chiếm số lượng áp đảo tại hầu hết các địa phương. Thậm chí, nhiều địa phương (như Bắc Ninh, Bạc Liêu…) chỉ có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, số hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực ngữ văn dân gian, tri thức dân gian (ẩm thực) chiếm số lượng ít nhất: chỉ có 2/103 hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, 10/733 hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho lĩnh vực ẩm thực.

Hà Nội là địa phương có số lượng hồ sơ lớn nhất (với 12 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và 58 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú).

Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Trước đó, vào năm 2015, Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho 600 cá nhân và truy tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân cho 17 cá nhân./.

TTXVN/VNP

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương

Về Lại Đà - Nơi bình dị yêu thương!

“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.

Top