Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio. (Nguồn: AP)
|
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, từ ngày 31/7 đến ngày 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 6.
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 5 vào năm 2013 đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã nâng cấp khuôn khổ quan hệ thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng Ba vừa qua.
Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hiện nay, Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 24 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 10,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD (tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013).
Về đầu tư trực tiếp, năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là gần 5,8 tỷ USD. Tính đến ngày 20/5/2014, Nhật Bản có 2.288 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 35,6 tỷ USD.
Hợp tác trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, lao động, du lịch, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo và hợp tác địa phương cũng phát triển mạnh mẽ.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng như Phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 6 được tổ chức với mục đích thúc đẩy hơn nữa quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện, tăng cường sự tin cậy và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, nông nghiệp, thương mại, đầu tư.../.
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 5 vào năm 2013 đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã nâng cấp khuôn khổ quan hệ thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng Ba vừa qua.
Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hiện nay, Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 24 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 10,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD (tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013).
Về đầu tư trực tiếp, năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là gần 5,8 tỷ USD. Tính đến ngày 20/5/2014, Nhật Bản có 2.288 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 35,6 tỷ USD.
Hợp tác trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, lao động, du lịch, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo và hợp tác địa phương cũng phát triển mạnh mẽ.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng như Phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 6 được tổ chức với mục đích thúc đẩy hơn nữa quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện, tăng cường sự tin cậy và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, nông nghiệp, thương mại, đầu tư.../.
TTXVN/VNP