Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Hà Nội.

Những chiếc máy gặt đập liên hợp trên cánh đồng xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng hiệu quả CNC trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 3,5%; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Theo chương trình, đến năm 2015, hình thành và phát triển ít nhất 80 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Trong giai đoạn 2016-2020 phát triển thêm 200 doanh nghiệp; tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước... Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chương trình./.
Tin: Chí Kiên; ảnh: VNP 

Tin, ảnh: VNP

Hà Nội sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình 02 về xây dựng nông thôn mới

Hà Nội sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình 02 về xây dựng nông thôn mới

Ban Chỉ đạo Chương trình 02 ngày 19/1 đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình 02 về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015" của Thành ủy và xây dựng mô hình nông thôn mới tại các xã làm điểm của Hà Nội. Tham dự có Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Công Soái, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch HĐND Thành phố Ngô Thị Doãn Thanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Đăng Khoa, đại diện các huyện, thị xã trong Thành phố.

Top