Thác ghềnh sông Giăng và văn hóa sông nước của tộc người Đan Lai là một “đặc sản” của miền Tây xứ Nghệ. UBND huyện Con Cuông đang kết hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Pù Mát xây dựng tour du lịch mạo hiểm “Khám phá thác ghềnh sông Giăng” để giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước
Sông Giăng bắt nguồn từ khe Khẳng, trong lõi Rừng Quốc gia Pù Mát (Con Cuông - Nghê An) rồi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hợp lưu với sông Lam tại huyện Thanh Chương. Sông có độ dốc trung bình 17.2% nên có hàng trăm ghềnh đá mọc lên giữa dòng, tạo nên sức chảy mãnh liệt và ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Chính vì thế, khi chúng tôi đến huyện Con Cuông thì chỉ nghe người dân truyền tai nhau câu ca dao: “Anh đi khắp núi khắp ngàn/Không đâu đẹp bằng Đá Bàn, sông Giăng” nhưng chưa ai một lần dám mạo hiểm thử thách những thác ghềnh con sông nghe lạ tai đó.
Những con thuyền xuôi ngược sông Giăng.
Phía hạ nguồn sông Giăng rộng mênh mông,
là nơi lưu giữ nước để canh tác nông nghiệp cho các huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An.
Kéo thuyền vượt thác.
Càng về phía thượng nguồn lòng sông càng nhỏ và hẹp nên sóng nước càng dữ dằn.
Trên sông Giăng, người Đan Lai làm thủy điện nhỏ phục vụ đời sống.
Nơi thượng nguồn sông Giăng có rất nhiều loài chim quý được Ban Quản lý Rừng Quốc gia Pù Mát bảo vệ nghiêm ngặt.
Bến Môn Sơn là nơi duy nhất thuyền bè nhận hàng hóa vận chuyển vào lõi Rừng Quốc gia Pù Mát đến với người Đan Lai.
Những con thuyền rẽ sóng ngược sông Giăng.
Chèo thuyền vượt thác.
Cá Mát- đặc sản của sông Giăng.
Về xã Môn Sơn- nơi hạ nguồn sông Giăng, chúng tôi bắt đầu một cuộc hành trình vượt 147 thác ghềnh nức tiếng nguy hiểm này để đến với tộc người Đan Lai, một tộc người chỉ có hơn 3000 người sinh sống ở lõi Rừng Quốc gia Pù Mát.
Thác ghềnh sông Giăng và văn hóa sông nước của tộc người Đan Lai là một “đặc sản” của miền Tây xứ Nghệ nên UBND huyện Con Cuông đang kết hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Pù Mát xây dựng tour du lịch mạo hiểm “Khám phá thác ghềnh sông Giăng” để giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước./.
Sau gần 3 năm thi công (từ năm 2021 đến năm 2024), Cung Thiếu nhi Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong những công trình văn hóa giáo dục lớn nhất góp phần mang đến không gian phát triển toàn diện cho thiếu nhi Thủ đô.