Thời trang

Họa tiết trên trang phục của người Ba Na

Với những hoa văn, họa tiết giản dị được trang trí trên chất liệu thổ cẩm, các bộ trang phục của người dân tộc Ba Na đã tạo nên bản sắc riêng ở núi rừng Tây Nguyên.

Mặc trên mình bộ váy sặc sỡ trong Lễ hội cầu an của người Ba Na, thiếu nữ Y Ly làng Đắk Wớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ phụ nữ Ba Na đã được học dệt thổ cẩm. Lên 14 - 15 tuổi là tôi đã tự may trang phục của mình”.

Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay và những bí quyết đời trước để lại, người dân Ba Na đã biết lấy chất liệu bông để chế biến thành vải. Bông sau khi được thu hoạch, người Ba Na đem về phơi nắng 3 ngày rồi đem vào máy quay để cho tơi sợi bông. Đặc biệt, họ lấy mật ong làm một thứ sáp để bôi trơn sợi vải. Chính điều đó tạo nên sự khác biệt rõ nét trên trang phục của người Ba Na so với các dân tộc khác.
 

Các họa tiết và hoa văn được thêu trên bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Ba Na.

Một chi tiết hình cây nêu được thêu trên trang phục của người Ba Na.

Trong các lễ hội truyền thống do người Ba Na tổ chức, bộ trang phục truyền thống là một phần rất quan trọng tạo
nên bản sắc văn hóa riêng.

Thiếu nữ dân tộc Ba Na Y Ly rạng rỡ khoác trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Với 3 tông màu chính vàng, đỏ, đen đã tạo nên vẻ đặc sắc của trang phục người Ba Na.

Nam giới người Ba Na với áo chui đầu, cổ xẻ đóng khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng.

Thiếu nữ dân tọc Ba Na sặc sỡ trong trang phục váy áo truyền thống.

Thiếu nữ dân tộc Ba Na với trang phục truyền thống biểu diễn trong các lễ hội.

Trang phục truyền thống của người Ba Na luôn gắn với các lễ hội được tổ chức ở các buôn làng Tây Nguyên.

Trang phục truyền thống của già làng người Ba Na.


Điểm nổi bật trên trang phục người Ba Na chính là những hoa văn được thêu dệt trên váy, áo. Nam giới người Ba Na thường mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Đằng sau áo được thêu những cây nêu, còn vạt áo được trang trí hoa cúc. Nam giới đóng khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Trên đầu chít khăn theo kiểu đầu rìu.
 
Về tạo hình áo váy cho phụ nữ, người Ba Na trang trí theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang. Những họa tiết băng trắng nằm chủ yếu phần giữa thân áo và váy. Hai ống tay bộ váy, áo đều được trang trí hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông.

Để tạo nên cho những bộ trang phục thêm rực rỡ, phong phú về họa tiết thì màu sắc đã được đồng bào nơi đây chọn rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Nguyên liệu được chọn từ những thứ cây có trong tự nhiên như: màu vàng lấy từ củ Ktron, màu trắng lấy từ củ Kxan...

Theo Anh Hoàng Đình Chung (Phòng Di sản thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum) thì trang phục của người Ba Na sử dụng 3 màu chính là vàng, đỏ và đen. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu. Màu trắng tượng trưng cho khát vọng, ước mơ. Màu đen tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của núi rừng, của thiên nhiên. Trong các màu thì đồng bào Ba Na coi trọng màu đen hơn cả và tôn sùng nó như một sức mạnh siêu nhiên./.

Bài: Quỳnh Anh - Ảnh: Trịnh Bộ

Fashion Evolution – Sự chuyển mình của thời trang Việt Nam

Fashion Evolution – Sự chuyển mình của thời trang Việt Nam

Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Chương trình Aquafina Vietnam International Fashion Week - Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam đã khẳng định vị thế là sự kiện thời trang chuyên nghiệp đưa thời trang Việt Nam vươn tầm quốc tế và mang những xu hướng mới nhất từ thế giới đến gần hơn với khán giả trong nước. Chương trình Aquafina Vietnam International Fashion Week mùa Thu Đông 2024 tại thủ đô Hà Nội tiếp tục mở ra một chương mới,  đánh dấu sự chuyển mình của thời trang trong thập kỷ tiếp theo với chủ đề “Fashion Evolution - Những bước tiến mới trong thời trang”.

Top