Tiêu điểm

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và nhận được nhiều đánh giá, nhận định tốt đẹp của bạn bè quốc tế.
Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và nhận được nhiều đánh giá, nhận định tốt đẹp của bạn bè quốc tế.
Báo ảnh Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc những nhận định này:

Trong 2 năm 2020 - 2021, Hội đồng Bảo an đã xử lý khối lượng công việc lớn, đa dạng với khoảng 840 cuộc họp cấp Đại sứ, hàng nghìn cuộc tham vấn các cấp, thông qua hơn 254 văn kiện trên 60 đề mục khác nhau của chương trình nghị sự.
Bộ trưởng Ngoại giao Mozambique Verónica Nataniel cho rằng, Việt Nam đã đóng góp thực chất vào công việc của Hội đồng Bảo an, xử lý khéo léo, thỏa đáng nhiều vấn đề hoà bình, an ninh quốc tế hệ trọng và phức tạp, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”. “Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới, nhất là ở châu Á, châu Phi và cả châu Âu cũng như Mỹ,” Đại sứ Philippe Kridelka, Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ, đã đồng quan điểm và chia sẻ như vậy.

Theo Đại sứ Nathalie Estival-Broadhurst, Phó Trưởng phái đoàn thường trực Pháp tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã rất thành công trong việc kết nối ASEAN và Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong vai trò kép Chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ này, trong đó có việc góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc.





Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp tới Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam có thông điệp gửi đến các hội nghị nhằm khẳng định vai trò là thành viên có trách nhiệm chủ động tham gia,
đóng góp tích cực, thực chất vào các hoạt động của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế của Việt Nam, đồng thời thể hiện quan tâm của Việt Nam
trong việc xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN



Tối 19/4/2021, tại Hà Nội, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì
Phiên thảo luận mở Cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin
và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột” theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Trong chương trình Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76, sáng 23/9/2021, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York,
Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Bên lề Phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, chiều 21/9/2021, tại thành phố New York, Hoa Kỳ,
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Tối 9/8/2021, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
về chủ đề "Thúc đẩy An ninh Biển và Một số lĩnh vực hợp tác quốc tế" theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Dương Giang-TTXVN



Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều 5/11/2021 (giờ địa phương), tại Thủ đô Paris, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trụ sở
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và hội kiến với bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO. Ảnh: Dương Giang-TTXVN



Chiều 12/8/2021, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra.
Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ với chủ đề “Kỷ niệm 75 năm Liên hợp quốc:
Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đây là sáng kiến được dư luận đánh giá là “đúng, trúng và kịp thời” trong tháng đầu tiên của năm 2020.
Ảnh: Khắc Hiếu-TTXVN



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trực tuyến, gửi Thông điệp quan trọng đến Phiên họp toàn thể cấp cao
của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 kỷ niệm Ngày Quốc tế về xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân (26/9). Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN



Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra trao tượng trưng vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN



Ngày 21/6/2021 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an LHQ họp về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại nước này (UNMISS).
Tại phiên họp, Việt Nam khẳng định ủng hộ và tiếp tục đóng góp vào hoạt động của LHQ tại Nam Sudan. Ảnh: Hữu Thanh - P/v TTXVN tại New York



Ngày 25/5/2021 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Somalia.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự và phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hữu Thanh - Pv TTXVN tại Mỹ



Ngày 10/6/2021 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an họp về hợp tác giữa LHQ và EU trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Ảnh: Hữu Thanh - P/v TTXVN tại New York



Sáng ngày 15/7/2021 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Lybia. Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam
tại Liên hợp quốc tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Hữu Thanh-P/v TTXVN tại New York



Ngày 4/10/2021(giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 2118 (năm 2013) liên quan đến vấn đề vũ khí hoá học
tại Syria. Tại đây, Việt Nam đã nhấn mạnh các nước cần tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước Cấm Vũ khí hóa học. Ảnh: TTXVN



Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ bỏ phiếu bầu Chủ tịch Đại hội đồng khóa 75,
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an và Thành viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC). Ảnh: Hữu Thanh - PV TTXVN tại Mỹ



Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Liên hợp quốc ở Tây Sahara (MINURSO) thêm 12 tháng đến 31/10/2022,
Đại sứ Đặng Đình Quý nhắc lại lập trường nguyên tắc của Việt Nam là ủng hộ giải quyết vấn đề Tây Sahara
thông qua đàm phán hòa bình giữa các bên trực tiếp liên quan, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ảnh: THX/TTXVN


Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc chủ trì phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ảnh: Hữu Thanh-TTXVN


Chiều ngày 17/11/2021, trong khuôn khổ Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris (Cộng hòa Pháp),
Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025
với số phiếu rất cao. Đây là lần thứ 5 Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO. Ảnh: Thu Hà - P/v TTXVN tại Paris


Chiều 23/3/2021, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 thay thế Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2
đã hoàn thành nhiệm vụ tại Phái bộ Liên hợp quốc ở Bentiu, Nam Sudan. Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 sẽ tổ chức thành 2 đợt lên đường
bằng máy bay vận tải quân sự C17 của Bộ Quốc phòng Australia: Đợt 1 vào lngày 24/3, đợt 2 vào ngày 21/4/2021. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN



Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Đặc biệt, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhận định Việt Nam khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã thể hiện sự khéo léo, vai trò trung gian, cầu nối trong hỗ trợ giải quyết bất động, tạo không khí hòa dịu giữa các nước lớn. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres đã công nhận tầm quan trọng của khối các nước Đông Nam Á trong ngoại giao hòa giải, ngăn ngừa xung đột và xây dựng hòa bình quốc tế. Chính vì vậy, ông đánh giá cao Việt Nam khi đề xuất thúc đẩy đưa mối quan hệ hợp tác này lên một tầm cao mới, phát huy hơn nữa tinh thần của chủ nghĩa đa phương.

Đại sứ Barbara Woodward, Trưởng Phái đoàn thường trực Anh tại Liên hợp quốc, một trong 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhấn mạnh: “Nếu không có Việt Nam, tôi nghĩ Hội đồng Bảo an có thể chệch hướng trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết như vậy, cho nên những đóng góp của Việt Nam là rất có giá trị trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Tôi hiểu rằng sau này kể cả khi không còn ở trong Hội đồng Bảo an thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những vấn đề mà các bạn quan tâm ở các diễn đàn khác như Đại Hội đồng Liên hợp quốc hay các ủy ban của Liên hợp quốc”./.


10 dấu ấn lớn nhất của Việt Nam tại HĐBA LHQ trong 2 năm vừa qua:
1/Thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ.
2/Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột.
3/Tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong xung đột một cách thực chất nhất.
4/Làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của HĐBA và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột.
5/ Làm cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tố chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
6/ Thúc đẩy sự quan tâm và giải pháp chính sách hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em
7/ Tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết đối với cộng đồng quốc tế.
8/ Thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khác biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác.
9/ Góp phần đề cao tiếng nói của các nước Ủy viên không thường trực HĐBA.
10/ Đóng góp thiết thực cho công việc chung của LHQ.

(Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn)

Bài: Phong Thu- Ảnh: TTXVN

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top