Tin tức

Tìm hướng đi phù hợp cho xuất khẩu gạo

Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN
Ngày 24/6, tại Tp. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 do Bộ Công Thương tổ chức.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhận định được tình hình khó khăn của ngành xuất khẩu gạo trong năm 2019, ngay từ đầu năm, việc điều hành xuất khẩu gạo đã bám sát mục tiêu tiêu thụ lúa gạo vụ Đông Xuân cho người nông dân và đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Giá lúa, gạo nội địa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã duy trì ở mức đảm bảo có lãi cho người nông dân. Việc điều hành xuất khẩu gạo cũng bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá lúa, gạo trong nước trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng.

Tuy nhiên, do nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều sụt giảm, trong khi đó, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nguồn cung lúa, gạo thế giới sẽ tăng do sản lượng của các nước sản xuất lớn đều tăng nên xuất khẩu gạo của Việt Nam và nhiều nước khác đều khá ảm đạm.

Tính đến hết tháng 5/2019, Việt Nam xuất khẩu được 2,76 triệu tấn gạo, trị giá 1,18 tỷ USD, giảm 6,3% về lượng và 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu trung bình khoảng 427,5 USD/tấn giảm 76,8 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho rằng, khó khăn của ngành lúa gạo hiện nay là vấn đề đã được dự báo từ trước nhưng vẫn không tránh khỏi. Nguyên nhân là bởi những giải pháp đề ra để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu lúa gạo chưa được thực hiện một cách triệt để. Cụ thể là việc tái cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang các loại cây trồng khác được triển khai từ lâu nhưng thực tế thực hiện rất khó.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xác định rõ ràng, quy hoạch diện tích đất lúa bao nhiêu là hợp lý, để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa duy trì đủ sản lượng xuất khẩu. Theo tính toán hiện nay, thị trường thế giới có thể tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn gạo của Việt Nam mỗi năm, trong khi sản lượng của Việt Nam dư trên 7 triệu tấn, cung nhiều hơn cầu thì giá giảm, nông dân là người chịu thiệt nhiều nhất.

Về lâu dài, Bộ Công Thương sẽ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết nhanh bài toán tính lại diện tích, sản lượng lúa gạo cân đối với nhu cầu thị trường; chuyển đổi sang các loại cây trồng có hiệu quả, kinh tế cao hơn, cơ cấu lại mùa vụ để đạt được chất lượng cao, hướng tới mục tiêu xuất khẩu ít hơn nhưng mang lại giá trị kinh tế lớn hơn, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Song song đó, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng chiến lược đầu tư cho chế biến, nâng năng lực quản trị chất lượng lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung để đảm bảo được đầu ra ổn định cho lương thực, nông sản của Việt Nam./. 

TTXVN/VNP

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3

Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 với các thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc"; "Sách quý tặng bạn"; "Tặng sách hay - Mua sách thật"; "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe" đã khai mạc tối 17/4, tại khu vực Hồ Văn thuộc quần thể di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội). Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức.

Top