Phóng sự ảnh

Nhớ về Sài Gòn tâm dịch Covid-19 qua những kỉ vật

Nhằm sẻ chia những mất mát của người dân trong đại dịch, đồng thời tri ân sự hy sinh, gian khổ của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã phối hợp với ông Huỳnh Minh Hiệ chủ   quán cà phê Lúa, tổ chức triển lãm chuyên đề “Lặng”.

Triển lãm “Lặng” với chủ đề Cuộc chiến chống dịch Covid-19 - Một năm nhìn lại, đang diễn ra tại quán cà phê Lúa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) với hơn 2.000 hình ảnh và hơn 1.500 tư liệu như: Văn bản chỉ đạo phòng chống dịch của hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở; các mẫu giấy tờ cung cấp cho người dân sử dụng trong thời gian thực hiện giãn cách; hình ảnh, sách, báo, ấn phẩm tuyên truyền công tác phòng chống dịch…

Trong khuôn viên của quán cà phê Lúa, một góc quán được tái hiện Siêu thị mini 0 đồng, góc khác là Chuyến xe nghĩa tình chở lương thực, thực phẩm, sách, báo đến với bà con... Dọc theo đường đi là những bức ảnh mang đậm tính thời sự tái hiện khoảnh khắc, dấu ấn đại dịch COVID-19, đồng thời tôn vinh sự cống hiến thầm lặng, sự hy sinh của đội ngũ tuyến đầu và hậu phương trong hành trình vượt qua đại dịch COVID-19.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong, người đã lưu lại vô vàn khoảnh khắc về đại dịch COVID-19, bày tỏ: “Với tôi, một năm vừa qua là một ký ức mà tôi phải luôn nhớ mãi. Nhớ lại thời khắc khó khăn lúc đó, ra đường cũng nhọc nhằn, muốn mua bó rau, ổ bánh mì cũng khó. Đối diện với khoảnh khắc sinh tử mong manh. Đại dịch đã qua nhưng nghĩa tình của tất cả người dân sẽ luôn là hình ảnh đẹp. Hy vọng rằng sau đại dịch, người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung luôn có cuộc sống bình an, hạnh phúc, không còn chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm”.

"Chúng ta đã sống trong những ngày tháng đại dịch thật kinh khủng, nhưng qua đau thương mới thấy sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tình người vô cùng quý báu... Đây là sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn", anh Hiệp xúc động chia sẻ.

Tại triển lãm, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận kỷ lục “Người sở hữu bộ sưu tập phiếu đi chợ và các hiện vật, giấy tờ liên quan đến dịch COVID-19 tại các địa phương của Việt Nam có số lượng nhiều nhất” cho nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp./

Quán café Lúa nơi trưng bài những kỉ vật trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Thông Hải
Các loại giấy được phép lưu thông trong thời điểm phong toả, cách ly xã hội do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Ảnh: Thông Hải
Bạn trẻ tìm hiểu Các loại giấy đi đường được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Thông Hải
Không gian "Siêu thị mini 0 đồng" tái hiện lại tại quán. . Ảnh: Thông Hải
Những gói hàng thực phẩm được phát miễn phí đến tay người dân gắn kết thêm tình cảm trong mùa dịch Covid. Ảnh: Thông Hải
Khẩu hiệu thể hiện tình đoàn kết của người dân trong mùa dịch. Ảnh: Thông Hải
Máy gạo ATM cấp phát gạo miễn phí cho người dân theo định lượng. Ảnh: Thông Hải
Tái hiện lại quang cảnh đường phố Sài Gòn thời điểm giới nghiêm. Ảnh: Thông Hải
Tái hiện mô hình bệnh viện dã chiến với hình ảnh bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Thông Hải
Tiểu cảnh bàn tiêm vắc xin ngừa Covid. Ảnh: Thông Hải
Các loại vaccine Covid-19 đã giúp người dân vượt qua đại dịch. Ảnh: Thông Hải
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong (cầm hoa) cùng anh Huỳnh Minh Hiệp trong triển lãm ảnh “Lặng” được trưng bài tại café Lúa. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sáng tác trong tâm dịch. Ảnh: Trần Thế Phong
  • Thực hiện: Thông Hải

Top