Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã nhấn mạnh như trên khi phát biểu tại Hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội, do Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy tổ chức sáng 29/9.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp lớn với dân số làm nông nghiệp trên 4 triệu người, chiếm trên 60% lực lượng lao động toàn TP. Nông nghiệp, nông thôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; liên tục trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Đảng bộ TP xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là một trong những chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia ủng hộ của nhân dân, xây dựng nông thôn mới thu được kết quả toàn diện, nổi bật. Đến cuối năm 2020, dự kiến có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 96,1%), hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra, đứng đầu cả nước về số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, với nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
“Về những làng quê, nông thôn Hà Nội hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn Hà Nội được nâng lên rõ rệt, người dân vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh.
Đại diện lãnh đạo Thành phố cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Đi kèm với sự phát triển nhanh của sản xuất làng nghề, việc ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực, hiệu quả, sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Trong đó có vai trò quan trọng của 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Nhận thức sâu sắc vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, Thành ủy Hà Nội đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU, Thành ủy đã tổ chức hội thảo liên kết 4 nhà.
Hội thảo đã đánh giá thực trạng tình hình nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn; trưng bày, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu khoa học và ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường đã và đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện đối với từng lĩnh vực đảm bảo hiệu quả; tập trung vào vấn đề môi trường, mang tính cấp thiết, quyết định quan trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân và phát triển kinh tế nông thôn bền vững./.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp lớn với dân số làm nông nghiệp trên 4 triệu người, chiếm trên 60% lực lượng lao động toàn TP. Nông nghiệp, nông thôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; liên tục trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Đảng bộ TP xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là một trong những chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy.
![]() Trước khi hội thảo, các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong xử lý môi trường được triển khai tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. ![]() Hội thảo liên kết 4 nhà xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. ![]() Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Tp. Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. ![]() Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội thảo. ![]() Toàn cảnh hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội. ![]() GS.TS.NGND Đặng Kim Chi, Chủ nhiệm Chương trình Môi trường và Tài nguyên 01C-09 (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã chia sẻ một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Hà Nội. ![]() Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam - Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng phân tích 5 nguyên nhân thất bại của các nhà máy xử lý rác tại Việt Nam. ![]() Đối với rác thải sinh hoạt, ông Nguyễn Ngọc Việt, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ (quận Bắc Từ Liêm) đề xuất phân loại và xử lý rác tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu 50% lượng rác thải hữu cơ, không phải vận chuyển đến bãi rác. ![]() Bà Trương Kim Hoa, chủ trang trại Hoa Viên chia sẻ, trang trại lấy chất thải của lợn để nuôi trùn quế, phân trùn quế tiếp tục được quay vòng bón cho vùng rau hữu cơ, vừa tiết kiệm được chi phí phân bón vừa tránh gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, để nhân rộng mô hình, rất cần Nhà nước hỗ trợ người dân về giống, vật tư và kỹ thuật chăn nuôi trùn quế; hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân... ![]() Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các mô hình hay trong bảo vệ môi trường và giới thiệu đến các địa phương. |
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia ủng hộ của nhân dân, xây dựng nông thôn mới thu được kết quả toàn diện, nổi bật. Đến cuối năm 2020, dự kiến có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 96,1%), hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra, đứng đầu cả nước về số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, với nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
"Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn tới và giải quyết vấn đề môi trường sẽ tiếp tục được thực hiện căn cơ hơn để nâng cao đời sống nông dân, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp…",
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
phát biểu tại Hội thảo |
“Về những làng quê, nông thôn Hà Nội hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn Hà Nội được nâng lên rõ rệt, người dân vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh.
Đại diện lãnh đạo Thành phố cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Đi kèm với sự phát triển nhanh của sản xuất làng nghề, việc ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực, hiệu quả, sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Trong đó có vai trò quan trọng của 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Nhận thức sâu sắc vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, Thành ủy Hà Nội đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU, Thành ủy đã tổ chức hội thảo liên kết 4 nhà.
Hội thảo đã đánh giá thực trạng tình hình nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn; trưng bày, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu khoa học và ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường đã và đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện đối với từng lĩnh vực đảm bảo hiệu quả; tập trung vào vấn đề môi trường, mang tính cấp thiết, quyết định quan trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân và phát triển kinh tế nông thôn bền vững./.
Thực hiện: Công Đạt