Tin tức

Những lo ngại về tình hình bất ổn tại Syria ảnh hướng đến giá dầu

Ngày 13/4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng những lo ngại liên quan đến tình hình Syria và việc Nga cùng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác cắt giảm sản lượng khai thác dầu đã làm giá dầu tăng. 

Tuy nhiên, giá dầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định áp thuế lẫn nhau của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây. 

Theo báo cáo hàng tháng của IEA, sự bất ổn tại Syria và Yemen đã giúp đẩy giá dầu thô Brent vượt quá mức 70 USD/thùng. 

Bên cạnh đó, việc một số quốc gia tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu hạ sản lượng nhiều hơn mức quy định đã làm giá dầu tăng lên mức 72,60 USD/thùng đối với dầu thô Brent và 67,65 USD/thùng đối với giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI). 

OPEC: Tình trạng dư thừa dầu mỏ trên toàn cầu đang mất dần

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 12/4 nhận định tình trạng dư thừa dầu mỏ trên toàn cầu đang dần "bay hơi" trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối này. 

Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết dự trữ dầu thô trong tháng Hai tại các nền kinh tế phát triển giảm 17,4 triệu thùng xuống 2,854 tỷ thùng, trái ngược so với mức tăng trong tháng Một.

Tổng Thư ký OPEC, Mohammad Barkindo cho biết OPEC đã thực hiện hơn 150% cam kết cắt giảm sản lượng và nguồn dầu dư thừa đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2017, từ 400 triệu thùng xuống mức chỉ còn cao hơn 43 triệu thùng so với con số bình quân của 5 năm qua. 

OPEC nhận định triển vọng lạc quan của kinh tế toàn cầu 2018, doanh số bán xe gia tăng trong những tháng gần đây, lượng tiêu thụ sản phẩm của Mỹ ở mức cao hơn trong tháng Một và sự thắt chặt ở các thị trường sản xuất trên toàn cầu sẽ là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các chế phẩm dầu mỏ. 

Trong khi đó, thống kê cho thấy sản lượng dầu mỏ của OPEC đã giảm 201.000 thùng/ngày so với tháng Hai, xuống 31,96 triệu thùng/ngày trong tháng Ba, do sản lượng của Angola, Algeria, Venezuela, Saudi Arabia và Libya sụt giảm. 

OPEC, Nga và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đã bắt đầu cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017. Thỏa thuận này dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm nay và OPEC sẽ nhóm họp vào tháng Sáu tới tại Vienna để quyết định các bước đi tiếp theo. 

Trong một thông báo, Saudi Arabia cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trên sẽ tiếp tục được gia hạn cho đến năm 2019. 

Cũng trong báo cáo, OPEC điều chỉnh nâng dự báo mức tăng nguồn cung dầu thô từ các đối thủ ngoài OPEC thêm 80.000 thùng/ngày lên 1,71 triệu thùng/ngày, nhờ sự gia tăng hoạt động sản xuất tại Mỹ và Nga./.

TTXVN/VNP

UNESCO đồng hành với Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản

UNESCO đồng hành với Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản

Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Top