Tin tức

Đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền

Dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền. (Nguồn: Agribank)
Agribank chi nhánh Gia Lai và Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế vừa ký hợp đồng tài trợ trị giá 490 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Điện Gia Lai để đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền.

Dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền do Công ty cổ phần Điện Gia Lai làm chủ đầu tư, với công suất 35MW. Nhà máy được xây dựng trên khu đất 45 ha thuộc thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với đường dây truyền tải 110kV chiều dài 2,5 km đấu nối vào điện áp 110kV tại TBA 110kV Điền Lộc thuộc địa phận xã Điền Hòa, huyện Phong Điền.

Dự án cách trung tâm thành phố Huế theo đường chim bay khoảng 50 km về hướng Bắc, cách trung tâm thị trấn Phong Điền khoảng 16km về phía Đông. Dự án có nhiệm vụ chính là phát điện cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện khoảng 61 triệu kWh.

Tổng mức đầu tư của dự án (chưa bao gồm VAT) là 838,393 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 348,393 tỷ đồng, vốn vay từ Agribank là 490 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Dự, Giám đốc Agribank chi nhánh Gia Lai khẳng định sự hợp tác bền vững, lâu dài trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của mỗi bên. Với tư cách là đơn vị đầu mối tài trợ vốn, ông Dự hy vọng phía Công ty cổ phần Điện Gia Lai tiếp tục triển khai thi công dự án một cách nhanh nhất để sớm đưa nhà máy vào vận hành mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, cũng cam kết Agribank sẽ bảo đảm đáp ứng đủ vốn, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng kịp thời để chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ./.

TTXVN/VNP

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Top