Thúc đẩy quan hệ Ðối tác chiến lược Việt Nam-Singapore phát triển sâu rộng

Tiêu điểm

Thúc đẩy quan hệ Ðối tác chiến lược Việt Nam-Singapore phát triển sâu rộng

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Singapore thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ Ðối tác chiến lược giữa hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Singapore thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ Ðối tác chiến lược giữa hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Singapore Tan Chuan-Jin diễn ra trong bối cảnh quan hệ Ðối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, cả trên bình diện song phương và đa phương. Hai nước đang chuẩn bị các hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược vào năm 2023.

Chiều 18/5/2022, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phu nhân chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Tan Chuan-Jin cùng Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/5/2022. Sau Lễ đón, hai đoàn tiến hành hội đàm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Tan Chuan-Jin ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Thời gian qua, bất chấp dịch Covid-19, hai bên vẫn thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp qua nhiều hình thức trực tiếp và trực tuyến. Quan hệ Việt Nam-Singapore đang ở giai đoạn phát triển rất tốt đẹp. Hợp tác giữa Quốc hội hai nước thời gian qua được đẩy mạnh. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-ASEAN được thành lập đóng vai trò cầu nối giúp tăng cường giao lưu giữa các đại biểu Quốc hội Việt Nam và nghị sĩ các nước ASEAN, trong đó có Singapore, cũng như góp phần tăng cường hợp tác giữa hai Quốc hội và giao lưu nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác song phương được duy trì hiệu quả, góp phần thúc đẩy đà phát triển của quan hệ hai nước.

 

Hợp tác kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Singapore. Dựa trên tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, hợp tác kinh tế giữa hai nước đạt được nhiều kết quả tích cực, được đánh giá là một trong những điểm sáng tại khu vực. Dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so năm 2020. Singapore hiện là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong ASEAN, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trở thành biểu tượng hợp tác thành công giữa hai nước, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên đang thúc đẩy phát triển các VSIP theo hướng khu công nghiệp xanh, công nghệ cao và sáng tạo.

 

Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng-an ninh, văn hóa, giáo dục-đào tạo… giữa Việt Nam và Singapore tiếp tục phát triển tích cực. Hai nước phối hợp chặt chẽ trong hợp tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ lẫn nhau nhiều vật tư, thiết bị y tế. Giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Singapore cũng được quan tâm thúc đẩy, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin đánh trống tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN 

Về hợp tác đa phương, Việt Nam và Singapore phối hợp chặt chẽ và tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế do Hiệp hội dẫn dắt. Việt Nam và Singapore đều là thành viên của Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); đồng thời cũng có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Việc tận dụng hiệu quả những lợi ích mà các hiệp định này mang lại sẽ đóng góp thiết thực vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế hậu đại dịch của mỗi nước, cũng như khu vực./.

  • Bài: VNP tổng hợp  
  • Ảnh:  TTXVN
  •  

 

 

 

 

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, các lễ hội truyền thống được tổ chức trên suốt chiều dài dải đất hình chữ S, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đó chính là nét đẹp văn hóa ngàn năm của lễ hội Việt cần được tôn vinh.

Top