Độc đáo "Sáp ong - Sắc chàm"
Mới đây, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ( Hà Nội) đã diễn ra sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" với sự tham gia của các nghệ nhân đến từ dân tộc Mông ( tỉnh Hòa Bình) và dân tộc Dao ( tỉnh Cao Bằng) thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Sự kiện là một trong những hoạt động truyền thông trong khuôn khổ Dự án 8 do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện với thông điệp lan tỏa giá trị văn hóa, tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc thiểu số hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cộng đồng dân tộc.Sáp ong và màu Chàm, được biết đến là hai nguyên liệu của tự nhiên. Qua bàn tay khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú người phụ nữ dân tộc đã tạo nên một dấu ấn văn hóa độc đáo và đầy sáng tạo đó nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải. Kỹ thuật này sử dụng phổ biến trên trang phục của phụ nữ dân tộc Mông và phụ nữ dân tộc Dân tộc Dao (Nhóm Dao tiền), đây là một trong những kỹ năng thủ công truyền thống được giữ cho đến ngày nay. Hoa văn sáp ong sẽ được vẽ trên vải. Vải phải được là phẳng trước khi vẽ để sáp ong được ngấm đều và đẹp, không bị loang trong quá trình vẽ. Dụng cụ là vải có thể là hòn đá phẳng mịn cả hai mặt để là, miết vải thật nhẵn và láng bóng miếng vải. Kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác của người phụ nữ dân tộc, có như vậy hoa văn mới đều, đẹp và sắc nét.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" là một trong những hoạt động nhằm lan tỏa giá trị văn hóa của phụ nữ trên khắp mọi miền của tổ quốc và tôi mong rằng sẽ tạo được giá trị bền vững từ những sản phẩm thủ công của người phụ nữ đã tạo ra".
Link : https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/long-form/doc-dao-quotsap-ong-sac-chamquot-355864.html