Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới
Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.
Khu dự trữ này có cấu tạo địa hình vô cùng đặc biệt với ba thành phần gồm khu vực rừng cây, khu vực biển và khu vực bán sa mạc. Đây là nơi được đánh giá có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam với lượng mưa thấp, thời tiết nắng nóng quanh năm. Chính kiểu thời kiết này đã tạo nên một hệ sinh thái động – thực vật đặc thù, trong đó có nhiều loài thực vật có khả năng chịu hạn, chịu nóng tốt như: xương rồng, trâm bầu, mùng quân ấn, lọ nồi ô rô... Vì thế, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa được xem là "thảo nguyên cây gai" có một không hai ở Việt Nam.
Không chỉ có rừng, ở đây hệ động thực vật biển cũng rất giàu có nhờ sở hữu tới 40 km đường bờ biển bao
"Tại cuộc họp lần thứ 33 của Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển (CIC-MAB) diễn ra từ ngày 13 - 17/9/2021 tại Nigeria, hai khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam là Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nâng tổng số khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam lên con số11"
quanh khu vực. Nơi đây có quần thể rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng mỗi năm và rạn san hô ven bờ lớn nhất nước ta với 350 loài. Ngoài ra, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa còn nổi tiếng vì có nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ nhất khu vực miền Trung như: Bình Tiên, Nước Ngọt, bãi Chuối, bãi Thùng, bãi Kênh... với những doi cát uốn lượn ôm sát vào chân núi, tạo nên khung cảnh thiên nhiên biển xanh, cát trắng, nắng vàng tuyệt đẹp.
Theo kết quả nghiên cứu, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa hiện có 1.514 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN). Hệ động vật cũng đa dạng với 766 loài, trong đó có 48 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều loài động vật quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế nên đang được bảo tồn nghiêm ngặt như: voọc chà vá chân đen, cheo lưng bạc.
Khu vực xung quanh vùng đệm của Khu dự trữ còn là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc bản địa như Raglay, Chăm và người Hoa. Họ cư trú lâu đời, có bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng và làm ăn sinh sống bằng nhiều nghề như làm muối, trồng hành tỏi, chăn nuôi, làm nhạc cụ dân tộc… nên tạo thành một cộng đồng cư dân có nét độc đáo riêng trong khu vực.
Với những giá trị đặc biệt trên, ngày 15/9/2021, Vườn Quốc gia Núi Chúa đã chính thức được UNESCO
Không chỉ có rừng, ở đây hệ động thực vật biển cũng rất giàu có nhờ sở hữu tới 40 km đường bờ biển bao quanh khu vực. Nơi đây có quần thể rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng mỗi năm và rạn san hô ven bờ lớn nhất nước ta với 350 loài.
công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Nhắc đến sự kiện này, ông Trần Văn Tiếp, Giám đốc Vườn Quốc gia Núi Chúa, đã không giấu được niềm vui cho biết: “Khi biết tin UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa chúng tôi rất phấn khởi và vui mừng bởi vì danh hiệu này thể hiện sự tôn vinh và ghi nhận của thế giới về tất cả những nỗ lực của Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung trong công tác bảo tồn và phát triển các tài nguyên về đa dạng sinh học, cũng như công tác bảo tồn văn hóa bản địa, hỗ trợ các chức năng nghiên cứu nơi đây”.
Theo kết quả nghiên cứu, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa hiện có 1.514 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN). Hệ động vật cũng đa dạng với 766 loài, trong đó có 48 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều loài động vật quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế nên đang được bảo tồn nghiêm ngặt như: voọc chà vá chân đen, cheo lưng bạc....
Điểm đến ấn tượng của Ninh Thuận
Ngay sau khi được UNESCO công nhận, tỉnh Ninh Thuận đã nhanh chóng tăng cường, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền quảng bá về khu dự trữ sinh quyển, đồng thời thành lập Ban quản lý nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác quản lí, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa thành một điểm đến hấp dẫn của địa phương theo hướng bảo tồn bền vững các giá trị đa dạng sinh học.
Theo đó, Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, biển, cũng như triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, điều tra bổ sung danh lục các loài thực vật và động vật mới. Hiện nay, Ban quản lí Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, khu vực cứu hộ sinh vật biển để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng và phát triển mở rộng thêm diện tích rừng hiện có.
Song song với việc bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên, Ninh Thuận cũng tập trung đẩy mạnh phát triển các hoạt động đón khách du lịch tại khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa bằng cách đa dạng loại hình du lịch và đa dạng các nội dung hoạt động du lịch trong khu vực này nhằm tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách. Trong đó có thể kể đến các loại hình du lịch chính như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch trải nghiệm.
Đối với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, du khách đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ khi được tham quan, tìm hiểu về các hoạt động văn hóa, tập quán làm ăn, sinh sống của cộng đồng các dân tộc bản địa như Raglay, Chăm và người Hoa. Tại đây, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên của người dân, được tự tay làm thử các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, được thưởng thức những sản phẩm làm từ trái cây rừng của người địa phương…
Với các tour du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, đối tượng phục vụ hướng đến đa phần sẽ là học sinh-sinh viên và những người yêu thích thiên nhiên hoang dã với các nội dụng liên quan đến giáo dục, trải nghiệm. Du khách sẽ được tìm hiểu về công tác bảo tồn vùng biển tại Vườn Quốc gia và các công tác cứu hộ vùng biển. Ngoài ra, du khách còn được tham gia vào các hoạt động như làm muối, trồng hành tỏi và các hoạt động thường ngày khác để hòa mình trải nghiệm với cuộc sống của cư dân nơi đây.
Một loại hình du lịch khác cũng đang rất thu hút du khách chính là du lịch trải nghiệm thông qua các hoạt động hấp dẫn như đi bộ leo lên đỉnh Núi Chúa cao hơn 1.000m để chinh phục bản thân, cắm trại qua đêm tại Vườn Quốc gia, hay hòa mình vào cuộc sống của người bản xứ. Du khách tham gia các tour trải nghiệm này sẽ được chính các hướng dẫn viên là người bản xứ hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt hành trình khám phá vùng đất hoang sơ này nên sẽ rất thú vị.
Đặc biệt, đến với Khu dự trữ, du khách sẽ có cơ hội được khám phá những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp, được hòa mình vào biển cả trong xanh và lặn biển ngắm những rạn san hô lung linh nhiều màu sắc.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một địa điểm tuyệt đẹp, đó là Hang Rái với cảnh quan hùng vĩ và lạ mắt. Hang Rái được ví như một kì quan thiên nhiên, một “thác nước trên biển”. Trải qua hàng nghìn năm kiến tạo địa chất, Hang Rái được hình thành nên từ rạn san hô cổ đã vôi hoá tạo thành bãi đá hai tầng kì vĩ với nhiều hình thù độc đáo, khác lạ. Những đợt sóng biển chồm lên bãi đá rồi rút xuống tạo nên hình ảnh như dòng thác tuôn trào trên mặt biển khiến cho du khách phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa chính là động lực để Ninh Thuận đầu tư bảo tồn và phát triển kho báu tự nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho mình để thế giới có thêm một khu dự trữ sinh quyển độc đáo, giàu tiềm năng, và du khách có thêm một điểm đến ấn tượng./.
- Nội dung: Sơn Nghĩa
- Ảnh: VNP và Tư liệu VQG Núi Chúa
- Kỹ thuật, đồ họa: Trọng Hạnh