Công ty Kinh Bắc mang đến sự an tâm cho bữa cơm gia đình Việt

Công ty Kinh Bắc mang đến sự an tâm cho bữa cơm gia đình Việt

 

 Công ty sản xuất thương mại nông sản Kinh Bắc được thành lập từ tháng 3/2018 với những lĩnh vực kinh doanh chính là nông sản, rau củ quả tươi, đồng thời cũng phát triển một số sản phẩm chế biến, đóng gói như:  công ty đã phát triển và liên kết được nhiều vùng nguyên liệu như: HTX Tiền Lệ (3 tấn/ngày) (các loại rau ăn lá theo chứng nhận Vietgap của HTX); HTX Đông Cao (Mê Linh) (1 tấn/ngày) củ cái bí xanh su hào, hành tây dưa chuột cà chua, mướp đắng; HTX Tiên Dương (Đông Anh) (700kg/ngày) các loại rau ăn lá; Các hộ nông dân của xã Song Phương, Vân Côn, Hoài Đức (các loại rau ăn lá) và một số vùng nguyên liệu ngoài Hà Nội : bao gồm Mộc Châu, Hoà Bình, Đà Lạt, Sapa, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…

Vùng trồng rau của các nông hộ HTX rau ở huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Xuất phát từ sở thích sử dụng thực phẩm sạch, đặc biệt các sản phẩm rau vùng miền. Chị Đàm Thị Dịu (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) luôn ấp ủ thành lập một công ty kinh doanh về rau sạch của riêng mình. Trước đây, chị Dịu làm nhân viên cho một công ty cũng sản xuất, kinh doanh về sản phẩm rau củ quả, sau đó qua một tổ chức phi chính phủ, chị được biết và tiếp cận với vùng rau tại huyện Hoài Đức.

Lễ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nông sản Kinh Bắc và một số nông hộ xã Tiền Lệ, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, chị thấy được những tiềm năng của vùng rau Hoài Đức như có diện tích đất rộng, đất có chất lượng, bà con làm chăm chỉ, sản lượng tốt. Tuy nhiên còn nhiều mặt hạn chế như bà con chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, e ngại với các giấy tờ tiêu chuẩn, kéo đến khó khăn về đầu ra, xuất bán sản phẩm. Năm 2015, chị Đàm Thị Dịu nghỉ việc tại công ty cũ và về Hoài Đức hỗ trợ bà con vùng rau, sau một thời gian làm việc tại đây, chị nhận thấy giá rau vùng này cao hơn so các vùng khác, chất lượng tay nghề của bà con cao nên chị quyết định đầu tư và thành lập Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Kinh Bắc vào tháng 3/2018.

Rau được trồng trong nhà màng, phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

 Thời gian đầu, công ty hoạt động theo hình thức thu mua nông sản của người dân, sau đó kết hợp với 1 vài nông hộ sản xuất, nuôi trồng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình kết hợp sản xuất, công ty đã hỗ trợ người dân các sản phẩm sinh học và hữu cơ (thuốc sinh học), cùng thí điểm với bà con để đưa ra các sản phẩm mới.Để phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các địa phương đang tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển sang cây trồng có lợi thế, có nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (cây rau màu, cây gai xanh, các loại cây trồng khác...).

Một số sản phẩm rau củ quả của công ty Kinh Bắc.

Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân và phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh trên cây trồng. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích người sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. Cùng với đó, ngành nông nghiệp cũng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; ưu tiên các chuỗi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thời gian đầu, công ty hoạt động theo hình thức thu mua nông sản của người dân, sau đó kết hợp với 1 vài nông hộ sản xuất.

 Năng lực cung ứng hiện tại của công ty là 6 tấn rau/ngày, với quy mô 3 xưởng sản xuất (1 xưởng chuyên rau, 1 xưởng chuyên dưa muối và đồ chay, 1 xưởng chuyên sản xuất rau gia vị). Mục tiêu sắp tới của công ty là đạt 15 -20 tấn/ngày, lĩnh vực kinh doanh chính là Rau củ quả tươi, chế biến đóng gói: Dưa muối, cà muối, Khoai sọ và bí tươi xanh cấp đông. Sứ mệnh lâu dài là tiến tới chỉ kinh doanh nông sản hữu cơ.

Lĩnh vực kinh doanh chính là Rau củ quả tươi, chế biến đóng gói.

Sau một thời gian hoạt động, công ty đã phát triển và liên kết được nhiều vùng nguyên liệu như: HTX Tiền Lệ (3 tấn/ngày) (các loại rau ăn lá theo chứng nhận Vietgap của HTX); HTX Đông Cao (Mê Linh) (1 tấn/ngày) củ cái bí xanh su hào, hành tây dưa chuột cà chua, mướp đắng; HTX Tiên Dương (Đông Anh) (700kg/ngày) các loại rau ăn lá; Các hộ nông dân của xã Song Phương, Vân Côn, Hoài Đức (các loại rau ăn lá) và một số vùng nguyên liệu ngoài Hà Nội : bao gồm Mộc Châu, Hoà Bình, Đà Lạt, Sapa, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…Hiện tại, công ty cũng đã đưa được sản phẩm vào một số chuỗi siêu thị, cửa hàng, trường học như: Trường học (Vinschool, Trường cấp 1, cấp 2, mầm non quận Thanh Xuân) chiếm 35%; Siêu thị (Winmart,Coopmart, Aeon Mall,) chiếm 65%...


Công ty sản xuất thương mại nông sản Kinh Bắc đã tham gia tập huấn cho bà con nông dân ở các vùng nguyên liệu. Công ty cũng liên kết với các hộ nông nghiệp tại địa phương để phát triển nông nghiệp theo chuỗi. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng./.

                                                                            Thực hiện: Công Đạt/ Báo ảnh Việt Nam

 

 


Top