Kinh tế

Việt Nam sẽ là công xưởng sản xuất tôm của thế giới

Việt Nam là một trong 3 nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu hiện khoảng gần 4 tỉ USD/năm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ tôm và thủy sản nói chung trên thế giới là rất lớn với khoảng hơn 7 tỉ người, cho nên tiềm năng phát triển của ngành tôm Việt Nam là còn rất lớn. Vì thế, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam phải phấn đấu trở thành một công xưởng sản xuất tôm của thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, con tôm là sản phẩm có giá trị, được ngành nông nghiệp lựa chọn là một trong các đối tượng chủ lực mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản và nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, xâm nhập mặn và kịch bản nước biển dâng sẽ dẫn đến nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, phù hợp để mở rộng diện tích nuôi tôm hoặc nhiều diện tích cần chuyển đổi sang nuôi tôm để thích ứng, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo
tại Hội nghị Phát triển ngành tôm Việt Nam ở Cà Mau. Ảnh:Thống Nhất/TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm cơ sở chế biến tôm xuất khẩu
của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau. Ảnh:Thống Nhất/TTXVN

 
Vì vậy, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngành tôm vừa diễn ra vào ngày 6/2 ở tỉnh Cà Mau, địa phương có diện tích nuôi
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất tôm và dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú. Tôm cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng thủy sản của Việt Nam, chiếm đến gần 50% tổng kim ngạch, thời điểm cao nhất là năm 2014 xuất khẩu tôm đạt đến gần 4 tỉ USD.
tôm lớn nhất cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế phát triển ngành tôm, chúng ta phải có một quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ để đưa ngành tôm phát triển lớn mạnh, hiệu quả cao, đem lại đời sống cao hơn cho nông dân.

Thủ tướng đưa ra mục tiêu, tầm nhìn và chỉ đạo những giải pháp cụ thể để phát triển ngành này. Theo đó, Việt Nam, trước hết là Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là thủ phủ của ngành công nghiệp nuôi và chế biến tôm chất lượng cao trên toàn thế giới.

“Từ đây, chúng ta sẽ chứng kiến những thương hiệu toàn cầu về tôm, đưa Việt Nam đi tắt trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới liên quan đến sản phẩm tôm. Việt Nam phấn đấu sẽ trở thành một công xưởng sản xuất tôm của thế giới”, Thủ tướng nói.


Nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Việt Cường/Báo ảnh Việt Nam


Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi tôm. Ảnh: Kim Sơn/Báo ảnh Việt Nam


Kiểm tra chất lượng tôm nuôi theo định kì. Ảnh: Trịnh Văn Bộ/Báo ảnh Việt Nam


Phòng thí nghiệm phục vụ ngành nuôi tôm. Ảnh: Kim Sơn/Báo ảnh Việt Nam


Thu hoạch tôm. Ảnh: Kim Sơn/Báo ảnh Việt Nam

Thủ tướng đặt chỉ tiêu, trước năm 2025 ngành tôm phải đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD, có thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới, gắn nuôi tôm với phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 10% GDP quốc gia.

Để phát triển ngành tôm, Thủ tướng đề nghị cần khảo sát quy hoạch một số vùng nuôi tôm phù hợp, không để tình trạng tự phát, manh mún. Công tác quy hoạch phải đi liền với bảo tồn các điều kiện tự nhiên nhằm bảo vệ sinh thái cho tôm và các loài sinh vật có giá trị kinh tế khác. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại đảm bảo vốn phục vụ ngành nuôi tôm với lãi suất phù hợp, nhất là nuôi tôm công nghệ cao.

Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, để bảo vệ người nuôi tôm và giữ uy tín cho ngành nuôi tôm cả nước, Chính phủ sẽ nghiêm khắc xử lí tất cả các khâu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường sản xuất tôm ở Việt Nam.

Với quyết tâm trên, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ Chương trình hành động phát triển ngành tôm Việt Nam để sớm xem xét, phê duyệt.


Khu sản xuất và chế biến tôm sú của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam


Chất lượng tôm sú được tuyển chọn kĩ càng trước khi chuyển sang công đoạn chế biến.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam


Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam


Quy trình chế biến tôm luôn được tuân thủ theo những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam


Tôm Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam


Dây chuyền chế biến tôm bóc vỏ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau.
Ảnh: Kim Phương/Báo ảnh Việt Nam
 




Việt Nam hiện có tổng diện tích thả nuôi tôm là 694.645ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 600.399 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 94.246 ha. Tổng sản lượng thu hoạch đạt 657.282 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 263.853 tấn, tôm thẻ chân trắng là 393.429 tấn. Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỉ USD, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%.

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)


TTXVN/Báo ảnh Việt Nam

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top